Những ca ghép tim, gan, thận 'đỉnh cao' của nền y học Việt Nam, kết quả phẫu thuật khiến ai cũng phải thốt lên: Quá kỳ diệu!

Thời sự - 11/24/2024

Có thể nói, ghép tạng là kỹ thuật khó khăn và đỉnh cao nhất trong tất cả các cuộc phẫu thuật y khoa.

Kể từ sau ca ghép tạng đầu tiên được thực hiện thành công vào năm 1992, các bác sĩ Việt Nam đã không ngừng cố gắng trong hành trình níu giữ mạng sống người bệnh. Bởi trong mỗi ca phẫu thuật ghép tạng thì ranh giới giữa sống và chết chỉ cách nhau trong gang tấc và mọi thứ đều đòi hỏi sự chính xác đến từng chi tiết nhỏ.

1. Ca ghép thận đầu tiên tại Việt Nam cho người thiếu tá 40 tuổi

28 năm về trước, các bác sĩ Việt Nam đã thực hiện ca ghép thận đầu tiên vào ngày 4/6/1992. Ca ghép thận này được thực hiện thành công tại Bệnh viện Quân y 103 với sự trợ giúp của các chuyên gia quốc tế. Bệnh nhân là thiếu tá Vũ Mạnh Đoan, 40 tuổi, bị suy thận mạn giai đoạn cuối. Được ghép thận từ người tặng là em trai ruột 28 tuổi. Đây là dấu mốc vĩ đại của ngoại khoa Việt, mở ra hàng loạt ca ghép thận lịch sử khác.

Tiếp đó vào tháng 11 năm 1992, Bệnh viện Chợ Rẫy cũng tiến hành ca ghép thận thứ 2 tại Việt Nam, đến nay bệnh nhân này vẫn sống khỏe mạnh.

Tháng 7/1993, GS.TS Lê Thế Trung và các y bác sĩ của Học viện Quân y, tiếp tục thực hiện ca ghép thận cho một bệnh nhân 33 tuổi, ở Tuy Hòa, Phú Yên bị suy thận giai đoạn cuối. Người hiến tạng là chị ruột của bệnh nhân. Hiện nay, sức khỏe của hai người đều ổn định.

Những ca ghép tim, gan, thận 'đỉnh cao' của nền y học Việt Nam, kết quả phẫu thuật khiến ai cũng phải thốt lên: Quá kỳ diệu!

Giáo sư Lê Thế Trung (thứ hai từ phải sang) và các bệnh nhân ghép thận đầu tiên.

2. Ghép tim cứu người đàn ông Nam Định 'từ cõi chết trở về'

Là một bệnh nhân tim mạch trong nhiều năm và đã cầm chắc cái chết nhưng anh Bùi Văn Nam may mắn được tiến hành ghép tim ngày 17/6/2010 lúc 48 tuổi.

Trái tim mà anh Nam nhận là từ một bệnh nhân chết não 29 tuổi. Ca mổ được thực hiện thành công tại Bệnh viện 103, dấu ấn này đã giúp Việt Nam ghi tên vào bản đồ ghép tim thế giới. Hiện nay, anh Nam có cuộc sống bình thường như bao người khác.

Những ca ghép tim, gan, thận 'đỉnh cao' của nền y học Việt Nam, kết quả phẫu thuật khiến ai cũng phải thốt lên: Quá kỳ diệu!

Những ca ghép tim, gan, thận 'đỉnh cao' của nền y học Việt Nam, kết quả phẫu thuật khiến ai cũng phải thốt lên: Quá kỳ diệu!

Những ca ghép tim, gan, thận 'đỉnh cao' của nền y học Việt Nam, kết quả phẫu thuật khiến ai cũng phải thốt lên: Quá kỳ diệu!

Những ca ghép tim, gan, thận 'đỉnh cao' của nền y học Việt Nam, kết quả phẫu thuật khiến ai cũng phải thốt lên: Quá kỳ diệu!

Anh Bùi Văn Nam may mắn được tiến hành ghép tim ngày 17/6/2010 lúc 48 tuổi.

3. Ca ghép gan đầu tiên tại Việt Nam cho cô bé 9 tuổi

Sáng ngày 31/1/2014, Việt Nam tiếp tục ghi nhận thêm một kỷ lục mới đó là thực hiện thành công ca ghép gan đầu tiên. Bệnh nhân là Nguyễn Thị Diệp (sinh năm 1995, ở Nam Định), năm đó mới 9 tuổi.

Bệnh nhân Diệp bị teo đường mật bẩm sinh, nếu không được ghép gan thì tình trạng bệnh sẽ vô cùng nguy kịch. Để cứu lấy con gái, bố Diệp là ông Nguyễn Văn Phòng đã tình nguyện hiến một phần lá gan cho con gái.

Ca ghép tạng lịch sử này được thực hiện tại Học viện Quân y 103, dưới sự chỉ hủy của GS.TS Lê Thế Trung, bác sĩ người Nhật Masatoshi Makuuchi cùng ekip hơn 100 người đến từ Học viện Quân y, Bệnh viện Quân y 103, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai.

Những ca ghép tim, gan, thận 'đỉnh cao' của nền y học Việt Nam, kết quả phẫu thuật khiến ai cũng phải thốt lên: Quá kỳ diệu!

Bệnh nhân là Nguyễn Thị Diệp và bố.

Giáo sư, tiến sĩ thầy thuốc nhân dân Đỗ Tất Cường (nguyên Giám đốc Bệnh viện Quân y 103) kể lại rằng: Ngày diễn ra ca phẫu thuật ghép gan, toàn bộ ekip đã phải sẵn sàng từ 5h và thức trọn đêm mới hoàn thành xong. Các bác sĩ, y tá, chuyên gia không hề ngơi nghỉ dù chỉ một phút, luôn túc trực để theo dõi bệnh nhân.

'Ghép gan không giống thận. Chúng tôi không được sử dụng máy hỗ trợ. Vì vậy, chúng tôi liên tục túc trực để đảm bảo ổn định cho người cho - nhận. Gần như không ai dám ngủ và đều bị áp lực tâm lý cực kỳ lớn', GS.TS Đỗ Tất Cường kể lại.

16 tiếng trôi qua với sự nỗ lực của cả bệnh nhân lẫn bác sĩ, Nguyễn Thị Diệp cuối cùng cũng đã 'hồi sinh'. Sau đó cô gái có sức khỏe bình thường, tốt nghiệp Trung cấp Quân y.

1 năm gần đây sức khỏe của Diệp chuyển biến xấu, bị xơ hóa toàn bộ gan. Rạng sáng 29/11, Nguyễn Thị Diệp đã qua đời.

4. Lần đầu tiên Việt Nam ghép đồng thời gan – thận cho người bệnh suy gan – suy thận

Bệnh nhân trong cuộc phẫu thuật đặc biệt này là người đàn ông tên M.S (59 tuổi, quốc tịch Lào) đã điều trị đái tháo đường, cao huyết áp nhiều năm.

Tháng 4/2019, bệnh nhân phát hiện suy thận mãn kèm theo xơ gan do rượu, đã được điều trị bảo tồn sau đó chuyển đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để xét ghép gan và thận.

Khi vào viện người bệnh đã suy cả gan và thận, phải chạy thận chu kỳ, xuất huyết tiêu hóa 2 lần và được điều trị nội khoa. Chẩn đoán của người bệnh khi vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức: suy thận độ IV, xơ gan tăng áp lực tĩnh mạch cửa.

Những ca ghép tim, gan, thận 'đỉnh cao' của nền y học Việt Nam, kết quả phẫu thuật khiến ai cũng phải thốt lên: Quá kỳ diệu!

Hình ảnh ca ghép gan-thận đồng thời.

Ngày 17/12/2019, bệnh viện đã tiến hành lấy đa tạng từ một thanh niên 19 tuổi bị chết não do chấn thương sọ não nặng. Sau đó, thực hiện ghép phổi, ghép tim, ghép thận cho các người bệnh nhận tim, nhận phổi, nhận thận. Riêng M.S được nhận đồng thời gan và thận. Đây là lần đầu tiên bệnh viện, cũng là lần đầu tiên ở Việt Nam triển khai kỹ thuật này và đặc biệt trong mổ phải tiến hành lọc máu liên tục để thay thế thận đã bị suy.

Trải qua 12 tiếng đồng hồ, cùng sự tham gia của gần 100 chuyên gia trong lĩnh vực ghép tạng, ca mổ đã thành công: gan và thận mới ghép đã hoạt động. Sau mổ không cần lọc máu, người bệnh tỉnh táo, rút nội khí quản sau 3 ngày.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!