Bệnh trĩ là căn bệnh rất phổ biến hiện nay và đang trở thành một nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Căn bệnh này tuy không quá nguy hiểm, nhưng nếu để lâu thì sẽ để lại hậu quả khôn lường cho cơ thể và sức khỏe người bệnh. Trong dân gian, có một số cách điều trị bệnh trĩ không cần phẫu thuật rất đơn giản, nguyên liệu bạn cần cũng rất dễ kiếm.
Điều trị trĩ bằng tỏi
Có 3 bài thuốc điều chế từ tỏi để điều trị bệnh trĩ như sau:
Bài thuốc thứ nhất: lấy nguyên một củ tỏi, để cả vỏ, đem nướng chín rồi sau đó đập dập củ tỏi đó ra. Bọc tỏi nướng vào trong một miếng vải sạch và chườm lên vùng bị trĩ là được. Cách này sẽ giúp bệnh nhân giảm bớt đi tình trạng sưng đau, ngăn chặn sự phồng to lên của búi trĩ. Khi dùng hãy chú ý đến nhiệt độ của củ tỏi, nếu nóng quá sẽ bị rát.
Bài thuốc thứ hai: kết hợp 15g bộ hoàng liên với 2 củ tỏi. Đầu tiên, nướng tỏi, nghiền nhỏ ra rồi trộn lên với hoàng liên rồi vo lại thành từng viên nhỏ như hạt ngô. Mỗi lần sử dụng 5 viên, dùng liên tục trong 10 đến 15 ngày sẽ cho ra kết quả rõ rệt. Nếu bị trĩ nhẹ sẽ có thể khỏi.
Bài thuốc thứ 3: dùng 9g bạch chỉ, 3 ga hồ tiêu và 10g tỏi. Rang cả 3 nguyên liệu trên cho đến khi xuất hiện mùi thơm, rồi bọc lại vào trong một miếng vải sạch, chườm trực tiếp lên vị trí của búi trĩ đến khi nào nguội thì thôi. Nên sử dụng bài thuốc này liền trong vòng 1 tuần, các cơn sau sẽ giảm đi rõ rệt.
Điều trị trĩ bằng vỏ cây sồi trắng
Vỏ của cây sồi trắng là một bài thuốc rất có ích trong việc điều trị trĩ, có thể sử dụng cho cả trường hợp bị trĩ nội và trĩ ngoại. Trong vỏ cây có chứa các chất tanin, lượng canxi dồi dào giúp làm tăng cường các mao mạch ruột, bảo vệ đường tiêu hóa, kháng viêm, giảm sưng đau rất tốt. Đồng thời, cũng mang lại tác dụng se búi trĩ, khử trùng ngăn chặn tình trạng bệnh cực hiệu quả.
Cách sử dụng: dùng vỏ cây hấp hoặc luộc lên, sau đó dùng dịch chiết của vỏ cây này để ngâm rửa hậu môn. Ngài ra, bạn cũng có thể dùng nước sắc của vỏ cây sồi trắng, kết hợp với đắp và uống loại trà thảo dược này nhằm mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
Điều trị trĩ bằng khoai lang
Trong khoai lang có chứa một hàm lượng chất dinh dưỡng vô cùng dồi dào như vitamin C, vitamin A, vitamin B6, kali, sắt, kẽm..., đáng kể nhất vẫn là lượng chất xơ, giúp nhuận tràng, ngăn chặn và trị chứng táo bón vô cùng hiệu quả. Vì vậy mà hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, ngăn chặn lại sự phát triển của bệnh.
Bệnh nhân bệnh trĩ một ngày nên ăn 1 - 2 củ khoai, hoặc ép khoai lấy nước uống vào sáng sớm, khi dạ dày đang trống rỗng một nửa cốc to, và nửa còn lại thì uống trước bữa ăn. Nếu đang bị táo bón, thì chỉ cần áp dụng như vậy trong vòng 3 ngày sẽ cho kết quả khả quan. Kiên trì thực hiện phương pháp này trong 10 – 15 ngày, bệnh sẽ thuyên giảm một cách nhanh chóng.
Điều trị trĩ bằng xơ mướp
Không lo mất ngủ với chỉ một trái chuối
Có nên chữa trĩ ở Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương không?
An Trĩ Vương điều trị bệnh trĩ hiệu quả
Phẫu thuật trĩ không cần dao mổ tại BV Y học cổ truyền trung ương
Tất cả những điều cần biết về phương pháp cắt trĩ HCPT
Xơ mướp là phần bên trong của quả mướp khi đã già. Đây cũng chính là loại quả được sử dụng làm thực phẩm quen thuộc với mỗi gia đình, được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, đặc biệt là các món ăn giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc. Để điều trị trĩ bằng xơ mướp, ta làm như sau:
Xơ mướp là phần lấy từ quả mướp đã chín già, khô quắt; có thể lấy tay, bóc lớp vỏ ngoài hoặc ngâm nước cho lớp vỏ mềm tan ra, sau đó loại bỏ hết hạt để lấy phần xơ bên trong. Xơ mướp sau khi đã khô thì mang đi nướng chín, chú ý để không bị cháy. Khi nướng xong rồi thì cho thêm lá sâm (tỉ lệ: 2-3g xơ mướp/20g lá sâm), sắc lên như thuốc bắc. Mỗi ngày uống làm 3 lần.
Một số lưu ý khi mắc bệnh trĩ
Ngoài việc điều trị, người bệnh cũng cần phải chú ý đến chế độ sinh hoạt hàng ngày như sau:
- Uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày (2l nước) nhằm tránh táo bón
- Không nên ăn quá nhiều thức ăn có giàu chất đạm như thịt chó, mà thay vào đó là các loại thực phẩm có nhiều chất xơ như rau xanh, hoa quả
- Hạn chế sử dụng các chát kích thích, các món ăn mặn, vị cay nóng như cafe, rượu, bia, trà đặc hay ớt
- Tập thói quen đi đại tiện vào một giờ cố định mỗi ngày, không nên rặn khi đi vệ sinh và không nên nhịn khi đi đại tiện. Nên rửa hậu môn bằng nước sạch sau khi đi vệ sinh, không nên dùng giấy
- Thường xuyên luyện tập thể dục, các bài tập nhẹ nhàng nhằm làm giảm sự thiếu trì trệ của tĩnh mạch (khoảng 30 phút mỗi ngày)
- Tập thóp hậu môn từ 30 – 50 lần mỗi buổi sáng và tối
- Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, tránh sự căng thẳng, lo lắng gây khó khăn cho việc điều trị.
Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho bạn. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!
Chú ý: Thông tin trong bài chỉmang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!