Những điều cần biết về Ampicillin

Sơ cứu & Phòng ngừa - 11/24/2024

Ampicillin được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do một số loại vi khuẩn gây ra. Ampicillin là kháng sinh thuộc nhóm penicillin.

Ampicillin được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do một số loại vi khuẩn gây ra. Ampicillin là kháng sinh thuộc nhóm penicillin. Nó hoạt động bằng cách diệt các vi khuẩn nhạy thông qua việc can thiệp vào sự hình thành tế bào vi khuẩn trong khi tế bào ấy đang phát triển. Điều đó khiến tế bào yếu dần đi và vỡ ra, vi khuẩn sẽ bị chết.

Cách sử dụng Ampicillin

Bạn nên dùng Ampicillin theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc theo hướng dẫn sử dụng có trong sản phẩm.

  • Bạn nên uống Ampicillin ít nhất nửa giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau khi ăn;
  • Bạn nên uống Ampicillin với một ly nước đầy (khoảng 240 ml);
  • Bạn cần uống thuốc vào một thời gian giống nhau trong các ngày để đạt được hiệu quả cao nhất từ thuốc. Dùng Ampicillin vào cùng một thời điểm mỗi ngày sẽ giúp bạn nhớ việc uống thuốc;
  • Để loại bỏ hoàn toàn nhiễm trùng, bạn hãy dùng Ampicillin trong suốt quá trình điều trị. Bạn có thể tiếp tục sử dụng thuốc ngay cả khi bạn cảm thấy cơ thể khá hơn sau một vài ngày;
  • Nếu bạn quên uống một liều, bạn hãy uống thuốc càng sớm càng tốt. Nếu thời điểm bạn nhớ ra gần với thời gian cho liều uống tiếp theo, bạn nên bỏ qua liều mình đã quên uống và tiếp tục uống theo liều thuốc thông thường. Bạn không nên dùng 2 liều cùng một lúc.

Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về cách sử dụng Ampicillin.

Những tác dụng phụ thông thường của thuốc

Ampicillin không gây buồn ngủ. Các tác dụng phụ phổ biến hơn của Ampicillin có thể bao gồm:

  • Buồn nôn, nôn;
  • Tiêu chảy;
  • Phát ban.

Nếu những tác dụng phụ này xảy ra ở mức nhẹ, chúng có thể biến mất trong vòng vài ngày hoặc vài tuần. Nếu các triệu chứng trên trầm trọng hơn hoặc không hề biến mất, bạn nên nói chuyện với bác sĩ để có biện pháp chữa trị kịp thời.

Các tác dụng phụ nghiêm trọng

Bạn nên gọi cấp cứu nếu cơ thể có các triệu chứng nguy hiểm đến tính mạng. Tác dụng phụ nghiêm trọng và các triệu chứng bao gồm:

Phản ứng dị ứng

Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Các triệu chứng giống cúm, sốt và đau nhức cơ thể;
  • Phát ban có màu đỏ hoặc tím lan rộng kèm theo cảm giác đau;
  • Các vết rộp có thể dẫn đến vỡ da;

Tiêu chảy kéo dài sau khi bạn ngưng dùng thuốc

  • Tiêu chảy kèm với đau thắt dạ dày, tiêu chảy kèm với sốt.

Trước khi sử dụng Ampicillin

Một vài bệnh trạng có thể tương tác với Ampicillin. Bạn nên cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ bệnh trạng nào dưới đây:

  • Nếu bạn đang mang thai, dự định mang thai hoặc cho con bú;
  • Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc theo đơn hoặc thuốc không được kê đơn, chế phẩm thảo dược hoặc chất bổ sung theo chế độ ăn;
  • Nếu bạn bị dị ứng với thuốc, thực phẩm hoặc các chất khác;
  • Nếu bạn bị nhiễm trùng dạ dày hoặc tiêu chảy;
  • Nếu bạn từng có phản ứng dị ứng trầm trọng (như phát ban nghiêm trọng, phát ban, khó thở, chóng mặt) với thuốc kháng sinh cephalosporin (ví dụ cephalexin) hoặc thuốc kháng sinh beta-lactam khác (ví dụ, imipenem).

Một số thuốc tương tác với Ampicillin

Bạn nên nói với bác sĩ nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác, đặc biệt đối với  các loại thuốc sau đây:

  • Tetracyclines (ví dụ doxycycline) vì nó có thể làm giảm hiệu quả của Ampicillin;
  • Probenecid vì nó có thể làm tăng nguy cơ các tác dụng phụ của Ampicillin;
  • Allopurinol vì nguy cơ của phát ban trên da có thể được tăng lên;
  • Thuốc chống đông máu (Heparin, Warfarin) hoặc Methotrexate vì nguy cơ các tác dụng phụ của 2 loại thuốc này có thể tăng lên do tác động từ Ampicillin;
  • Aminoglycosid (ví dụ Gentamicin), thuốc ngừa thai hoặc vắc xin phòng bệnh sốt thương hàn dạng uống, vì hiệu quả của chúng có thể bị giảm khi dùng chung với Ampicillin.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn sử dụng thuốc Ampicillin thật hiệu quả. Quan trọng nhất là khi sử dụng thuốc, bạn nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Tiêu chảy ở trẻ em: nguyên nhân và cách điều trị
  • Bố mẹ biết gì về bệnh viêm dạ dày ruột ở trẻ em?
  • Nhầm lẫn bệnh Rubella với phát ban

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!