Những điều cần biết về nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh

Nuôi dạy con - 11/28/2024

Nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh là tình trạng máu bị nhiễm trùng xảy ra ở những bé nhỏ hơn 3 tháng tuổi.

Bệnh khởi phát sớm là bệnh xuất hiện ở bé dưới một tuần tuổi, khởi phát muộn là ở bé từ 8 ngày đến 3 tháng tuổi.

Nguyên nhân

Một số vi khuẩn như Escherichia coli (E.coli), Listeria và một số loại khuẩn liên cầu có thể là nguyên nhân gây nhiễm trùng huyết.

Phần lớn các trường hợp bị nhiễm trùng huyết khởi phát sớm, bệnh xuất hiện trong vòng 24 giờ sau sinh. Bé bị nhiễm trùng từ mẹ trước hoặc trong khi sinh. Những yếu tố sau góp phần làm tăng nguy cơ bé bị nhiễm trùng huyết khởi phát sớm:

Những điều cần biết về nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm trùng máu trong quá trình mẹ mang thai hoặc sinh nở (Ảnh minh họa: Internet)

- Bé bị nhiễm trùng liên cầu khuẩn nhóm B trong lúc sinh.

- Bé sinh non.

- Vỡ ối kéo dài hơn 24 giờ trước khi sinh.

- Mô nhau thai và dịch ối bị nhiễm trùng.

Những bé bị nhiễm trùng huyết khởi phát muộn là những bé bị nhiễm trùng sau khi sinh. Những yếu tố sau góp phần làm tăng nguy cơ bé bị nhiễm trùng huyết sau khi sinh:

- Ống thông đặt trong mạch máu trong thời gian dài.

- Bị kéo dài thời gian nằm viện.

Triệu chứng

- Thân nhiệt thay đổi.

- Khó thở.

- Tiêu chảy.

- Lượng đường huyết thấp.

- Đại tiện ít.

- Co giật.

Những điều cần biết về nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh

Đưa trẻ đi bệnh viện để có những điều trị kịp thời (Ảnh minh họa: Internet)

- Nhịp tim chậm.

- Vùng xung quanh rốn bị sưng.

- Nôn mửa.

- Da và lòng trắng mắt ngả vàng.

Chẩn đoán

Xét nghiệm sẽ giúp chẩn đoán nhiễm trùng huyết và phát hiện loại vi khuẩn gây bệnh. Xét nghiệm máu bao gồm:

- Kiểm tra vi khuẩn trong máu.

- Xét nghiệm C-reactive protein (CRP).

- Đếm tế bào máu.

Thủ thuật chọc dò tủy sống sẽ được tiến hành để kiểm tra xem trong dịch não tủy có vi khuẩn không. Nếu bé ho hoặc khó thở, bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang vùng ngực cho bé. Đối với những bé được vài ngày tuổi, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm nước tiểu.

Điều trị

Thường sau 24-72 giờ mới có kết quả xét nghiệm nên những bé nằm viện và những bé dưới 4 tuần tuổi sẽ được dùng kháng sinh trước khi kết quả xét nghiệm được trả. Nhờ đó đã cứu sống được nhiều bé. Với những bé lớn hơn, nếu kết quả xét nghiệm năm trong giới hạn bình thường thì bé không cần uống kháng sinh. Thay vào đó, các bé sẽ được theo dõi ngoại trú cẩn thận. Những bé cần điều trị sẽ phải nhập viện để bác sĩ theo dõi.

Tiên lượng

Được điều trị kịp thời rất nhiều bé bị nhiễm trùng huyết có thể hồi phục hoàn toàn và không có thêm biến chứng nào. Tuy nhiên, nhiễm trùng huyết vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh. Bé được điều trị càng sớm, khả năng khỏi bệnh càng cao.

Nếu thấy bé có bất kỳ biểu hiện hoặc triệu chứng nào của bệnh nhiễm trùng huyết, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ.

Phòng bệnh

Phụ nữ mang thai bị viêm màng ối, nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B hoặc trước đó từng sinh em bé bị nhiễm trùng huyết cần được dùng kháng sinh để phòng bệnh.

Phòng ngừa và điều trị bệnh nhiễm trùng ở người mẹ, môi trường sinh đẻ sạch sẽ và sinh sau khi vỡ ối trong vòng 24 giờ nếu có thể sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ bé bị nhiễm trùng huyết.

>> Xem thêm:

Chớ coi thường nhiễm khuẩn sau sinh

Biến chứng trong thai kỳ: Nhau tiền đạo

'Nằm lòng' những chỉ dẫn chăm con thiết thực

Biến chứng trong thai kỳ: Tiểu đường thai kỳ

Nhiệt độ phòng máy lạnh phù hợp cho trẻ sơ sinh

Văn Cường (nih)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!