Những điều cần biết về steroid trong điều trị bệnh

Sơ cứu & Phòng ngừa - 05/02/2024

Các loại thuốc chống viêm có steroid hay không có steroid rất quen thuộc với bệnh nhân cơ xương khớp. Hiểu rõ về thuốc để sử dụng đúng rất quan trọng.

Đối với các bệnh nhân mắc bệnh cơ xương khớp, steroid được xem là loại thuốc rất hay thường gặp. Ngoài sự tư vấn của bác sĩ, bạn cũng cần tìm hiểu rõ về thuốc để sử dụng hiệu quả hơn.

Một số người cho rằng, sử dụng steroid an toàn trong khi những người khác cho biết, dùng steroid có nguy cơ làm tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể, thậm chí gây ra tử vong. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề này.

Steroid là gì?

Steroid đóng một vai trò quan trọng trong việc kích thích các cơ quan, mô và tế bào trong cơ thể. Có hai loại steroid thường gặp là corticosteroid và steroid đồng hóa-androgen (gọi tắt là anabolic).

Corticosteroid: Những điều bạn cần biết

Corticosteroid thường được sử dụng để điều trị các chứng viêm sưng trong cơ thể bằng cách làm chậm hoặc hạn chế các quá trình miễn dịch. Thông thường, corticosteroid giúp điều trị các chứng bệnh gây sưng và kích ứng như viêm khớp dạng thấp, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bệnh đa xơ cứng, lupus, các rối loạn tự miễn dịch khác, phát ban và các bệnh về da như chàm. Khi cơ thể bạn có phản ứng dị ứng, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng chúng.

Có rất nhiều dạng corticosteroid, chẳng hạn như thuốc viên hoặc dạng lỏng, xịt mũi, thuốc hít, thuốc tiêm, kem bôi da.

Các phản ứng phụ cũng xảy ra tùy theo cơ địa của mỗi bệnh nhân và thời gian sử dụng corticosteroid.

Nếu dùng trong thời gian ngắn, chúng có thể gây phù nề ở mặt, mụn trứng cá, tăng cân, buồn nôn, thay đổi tâm trạng, vấn đề về giấc ngủ, tăng trưởng tóc bất thường và huyết áp.

Ngoài ra, khi bạn sử dụng thuốc hơn ba tháng, chúng có thể khiến xương giòn và dễ gãy. Trẻ dùng corticosteroid trong thời gian dài có thể phát triển chậm hơn những trẻ khác.

Steroid-androgenic steroid (anabolic): Những điều bạn cần biết

Anabolic thường được sử dụng để kích thích sự sản xuất testosterone. Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị bạn dùng thuốc này trong điều trị ung thư, AIDS hoặc các tình trạng khác. Thuốc được dùng bằng đường uống hoặc tiêm bắp.

Anabolic cũng gây ra các phản ứng phụ khi sử dụng, chẳng hạn như mụn trứng cá nghiêm trọng hoặc phù nề, dẫn đến ngừng sản xuất testosterone trong cơ thể.

Ở nam giới, chúng có nguy cơ làm teo tinh hoàn, giảm số lượng tinh trùng hay vô sinh. Đối với phụ nữ, các tác dụng ngoại ý có thể kể đến như hói đầu ở nam giới, rối loạn kinh nguyệt, mọc lông mặt và giọng trầm. Và đối với thanh thiếu niên, thuốc anabolic có khả năng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của hệ xương.

Đối với việc sử dụng lâu dài, chúng có khả năng tác động đến gan, tim và thận. Đặc biệt đối với những người sử dụng liều cao, chúng sẽ dẫn tới những thay đổi về tâm trạng, dễ tức giận và bạo lực.
Chính vì những lý do trên, bạn cần tham vấn ​​bác sĩ cũng như trình bày những tiền sử hay tình trạng bệnh lý của mình để sử dụng thuốc an toàn nhé.

Một lựa chọn khác mà bác sĩ dành cho bạn trong việc điều trị các bệnh lý cơ xương khớp hay chứng viêm sưng nói chung là thuốc kháng viêm không steroid (còn gọi là NSAIDs). Tất cả những gì bạn cần là thăm khám kịp thời để nhận được sự tư vấn đầy đủ từ chuyên gia về loại thuốc phù hợp nhất với thể trạng của mình.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Sếp cũng có thể giúp nhân viên văn phòng giảm đau lưng dưới
  • 5 bài tập vật lý trị liệu giúp giảm đau đầu gối hiệu quả
  • Có nên dùng thực phẩm chức năng để giảm cân?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!