Xử lý vết trầy xước như thế nào?

Sơ cứu & Phòng ngừa - 11/24/2024

Hello Bacsi - Những vết trầy nhẹ thường được gọi là bỏng ma sát có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được xử lý vết trầy xướt đúng cách.

Vết trầy xước là nơi bề mặt da bị bong tróc. Những vết trầy nhẹ thường được gọi là bỏng ma sát (chẳng hạn như vết trầy do dây thừng hoặc té ngã trên sàn nhà gây ra).

Dấu hiệu và triệu chứng của vết trầy xước là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng của trầy xước bao gồm:

  • Vết cắt hoặc vết trầy bị chảy mủ;
  • Sốt;
  • Đau đớn;
  • Vết thương chuyển màu đỏ, sưng, hoặc có cảm giác nóng.

Hành động

Chăm sóc tại nhà khi bị trầy xước:

Vệ sinh vết thương

Đầu tiên, hãy rửa nhẹ vết thương bằng xà phòng và nước ấm. Dùng miếng gạc ướt rửa vết thương nhiều lần để loại bỏ tất cả các chất bẩn ra ngoài. Nếu da bị tróc ra (đặc biệt là nếu bị nhiễm bẩn), hãy dùng kéo đã được khử trùng để cắt bỏ chúng. Sau đó, rửa sạch lại vết thương một lần nữa.

Thoa thuốc mỡ kháng sinh và băng bó

Thoa thuốc mỡ kháng sinh và dùng băng cá nhân hoặc gạc để che chắn vết xước. Điều này là rất cần thiết đối với những vết xước ngay vị trí trên khớp (như khuỷu tay, đầu gối, hoặc bàn tay) do vết thương thường bị kéo căng ra. Rửa sạch vết thương một lần mỗi ngày bằng nước ấm và sau đó thoa thuốc mỡ và băng lại cho đến khi vết thương lành hẳn.

Giảm đau – Nếu như vết trầy xước tương đối nghiêm trọng, hãy uống acetaminophen hoặc ibuprofen trong ngày đầu tiên.

Hãy đến cơ sở y tế gần nhất nếu:

  • Bạn không thể tự làm sạch chất bẩn tồn lại trong vết thương;
  • Chấn thương do bánh xe đạp gây ra;
  • Chấn thương do trục vắt khô của máy giặt gây ra;
  • Vết thương sâu. (Lưu ý: Nếu lớp da bên ngoài bị bong tróc hoàn toàn, bạn có thể sẽ dùng đến biện pháp ghép da);
  • Vết thương rộng;
  • Đau đớn.

Hãy đi khám bác sĩ ngay sau đó nếu:

Bạn không tiêm uốn ván trong hơn 10 năm.

Hãy tìm đến bác sĩ sau đó nếu:

  • Các vết xước bị nhiễm trùng;
  • Vết xước lan rộng ra vùng da lân cận;
  • Các vết xước không lành trong vòng 2 tuần.

Phòng ngừa

Làm thế nào để tránh bị trầy xước?

  • Chú ý khi sử dụng các vật sắc nhọn và biết cách sử dụng an toàn;
  • Làm việc trong môi trường ánh sáng đầy đủ để có thể nhìn thấy rõ mọi vật Mang bao tay để bảo vệ đôi tay của bạn;
  •  Mang những dụng cụ bảo hộ khác như mắt kính, giày thích hợp;
  • Tránh xa các dụng cụ có mũi nhọn khi làm việc;
  • Để các dụng cụ nguy hiểm xa tầm với của trẻ em;
  • Không uống rượu hoặc giữ trạng thái tỉnh táo khi tiếp xúc với những vật sắc nhọn.

Hãy tìm hiểu thêm cách sơ cứu và chăm sóc các loại viết thương khác:

Mẹo nhỏ sơ cứu khi gặp vết thương hở

Nhà nào cũng cần bộ sơ cứu y tế

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!