Một nghiên cứu của Đại học Stanford (Mỹ) gần đây về sức khỏe sinh sản vị thành niên phát hiện ra rằng một số thông tin được phổ biến trên nhiều phương tiện truyền thông vẫn còn thiếu sót và lỗi thời, không cung cấp kiến thức đúng về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho người tìm kiếm.
Tiến sĩ Sophia Yen, trưởng nhóm nghiêm cứu về vị thanh niên của Bệnh viện Nhi Lucile Packard tại Palo Alto (Mỹ), đã lý giải 7 hiểu lầm phổ biến về sức khỏe tình dục như sau:
1. Bạn có thể lây bệnh tình dục qua bồn toilet
Bệnh tình dục không thể lây do sử dụng chung toilet (Ảnh: Internet)
Sự thật: Các vi-rút gây bệnh hoặc nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục không thể sống bên ngoài cơ thể trong một thời gian dài, đặc biệt là trên một bề mặt lạnh cứng như bệ vệ sinh. Thêm vào đó, chúng thường không xuất hiện trong nước tiểu vì vậy, nguy cơ lây bệnh do dùng chung bệ vệ sinh là không thể.
'Điều bạn cần quan tâm là các bệnh hoặc nhiễm trùng qua đường tình dục này có thể lây lan qua tiếp xúc da với da, hoặc tiếp xúc đường miệng. Ví dụ, hôn nhau có thể làm lây lan bệnh herpes (và hôn sâu hơn thậm chí có thể lây lan bệnh lậu và chlamydia bằng miệng). Trong khi đó, cọ xát da với nhau có thể lây truyền bệnh như mụn cóc sinh dục, herpes, ghẻ và rận mu', Tiến sĩ Yen cảnh báo.
2. Bạn không thể có thai ở lần quan hệ tình dục đầu tiên
Sự thật: 'Bạn có khả năng có thai ở lần đầu tiên như bất kì thời điểm nào khác. Trong thực tế, một số thống kê nói rằng 20% số người có thai trong vòng một tháng bắt đầu quan hệ tình dục', bác sĩ Yên nói. Khả năng thụ thai của người phụ nữ phụ thuộc vào thời điểm rụng trứng của họ chứ không liên quan đến lần 'quan hệ' thứ bao nhiêu.
3. Bạn không thể có thai nếu có 'quan hệ' trong thời kì kinh nguyệt
Việc phòng tránh thai nên thực hiện ở bất cứ thời gian nào (Ảnh: Internet)
Sự thật: 'Một số phụ nữ có thời gian dài trùng với sự khởi đầu của quá trình rụng trứng, có nghĩa là họ có khả năng thụ thai ngay cả khi họ đang có kinh nguyệt. Vì vậy, nếu không sử dụng bao cao su hay biện pháp tránh thai nào, bạn vẫn có thể có thai', Tiến sĩ Yen cho biết.
Thậm chí, có người còn có thể mang thai trong quá trình tiền mãn kinh cho dù thời điểm này kinh nguyệt của họ thất thường. Do đó, nếu chưa muốn có thai, chị em không được bỏ qua các biện pháp tránh thai trong bất kì thời điểm 'quan hệ' nào.
4. Thuốc tránh thai khẩn cấp có thể gây sảy thai
Sự thật:Trong nghiên cứu trước đây, hơn 30% thanh thiếu niên quan hệ tình dục cho biết họ tin rằng biện pháp tránh thai khẩn cấp phá thai. Và trong nghiên cứu của tiến sĩ Yên, 10 trong số 34 trang web nghiên cứu không đề cập đến sự khác biệt giữa hai loại thuốc (thuốc tránh thai khẩn cấp và thuốc bỏ thai). Trong thực tế, khi bạn đã mang thai, trứng được thụ tinh đã bám vào thành tử cung thì uống thuốc tránh thai khẩn cấp không gây sẩy thai.
5. Phụ nữ cần xét nghiệm Pap khi 18 tuổi
Tiến hành xét nghiệm Pap có thể thực hiện ở năm 21 tuổi (Ảnh: Internet)
Sự thật: Năm 2003, Trường Cao đẳng sản phụ khoa Mỹ đã thay đổi khuyến nghị cho xét nghiệm Pap. Nếu như trước đây, xét nghiệm này được khuyến cáo thực hiện ngay sau khi người phụ nữ bước sang tuổi 18 hoặc có quan hệ tình dục thì ngày nay, nó được khuyến khích thực hiện sau khi người phụ nữ có quan hệ tình dục trong khoảng 3 năm, hoặc cho đến khi 21 tuổi.
6. Đặt vòng tránh thai không phải là biện pháp an toàn cho phụ nữ trẻ
Sự thật: Dụng cụ tử cung (vòng tránh thai) là những sản phẩm nhỏ đưa qua cổ tử cung và được đặt trong tử cung để tránh thai cho đến 12 năm. Khi áp dụng biện pháp này, chị em không cần phải uống thuốc mỗi ngày. Có thể nói đây là một cách tránh thai thuận tiện và lâu dài.
Một số thông tin cho rằng vòng tránh thai có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm vùng chậu ở phụ nữ dưới 18 tuổi, do vậy, phụ nữ trẻ không nên áp dụng biện pháp này. Điều này hoàn toàn sai lầm. Nó phù hợp với tất cả mọi người.
7. Nếu bạn tiêm HPV bạn sẽ không bị ung thư cổ tử cung
Sự thật: Gardasil và Cervarix là loại vắc-xin ung thư cổ tử cung ngăn chặn hai loại u nhú ở người (HPV) và phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Gardasil cũng bảo vệ chống lại mụn cóc sinh dục. Tuy nhiên, khoảng 30% các ca ung thư cổ tử cung sẽ không được ngăn ngừa bằng các loại vắc-xin, vì vậy điều quan trọng là tất cả phụ nữ, cho dù đã được tiêm ngừa HPV hay chưa, đều cần làm các xét nghiệm Pap thường xuyên.
>>> Xem thêm: Tiền mất tật mang vì phẫu thuật chữa xuất tinh sớm
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!