Khám thai định kỳ là việc làm vô cùng cần thiết để kịp thời phát hiện ra các bệnh tiềm ẩn của thai nhi và thai phụ, những nguy cơ có thể gây ra những biến chứng xảy ra khi mang thai và sinh nở để phòng tránh hoặc điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu lại không chú ý tới điều này nên đã để xảy ra nhiều trường hợp đáng tiếc.
Phòng ngừa các trường hợp đáng tiếc xảy ra
Nếu như ngày xưa các cụ không cần khám thai định kỳ mà vẫn có thể sinh con như bình thường, thì hiện nay khoa học y tế đã ngày càng phát triển, cộng với nguy cơ mắc các bệnh tăng cao hơn so với trước đây thì việc khám thai đã trở thành một công việc thiết yếu mà bất cứ mẹ bầu nào cũng cần phải quan tâm. Có nhiều trường hợp mẹ bị bệnh nhưng không phát hiện sớm, đến khi sinh ra mới thấy con mình bị mắc nhiều bệnh bẩm sinh do di truyền từ mẹ. Không chỉ vậy, việc sức khỏe của mẹ không đảm bảo cũng khiến cho cuộc sinh trở nên vô cùng nguy hiểm. Trong một số trường hợp, bác sỹ phải chỉ định đẻ mổ để đảm bảo tính mạng cho cả thai phụ và thai nhi nhưng nếu như mẹ không khám thai định kỳ để kiểm tra sức khỏe của mình, đến ngày sinh vẫn chọn phương pháp sinh thường thì sẽ dẫn đến rủi ro rất cao.
Có nhiều mẹ bầu chủ quan, chỉ đi khám khi thấy có dấu hiệu bất thường. Tuy nhiên, nếu để đến mức xảy ra các dấu hiệu bất thường thì có nghĩa là bệnh đã phát triển khá nặng và khả năng điều trị sẽ rất thấp. Khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu sẽ rất yếu do đó việc dễ bị mắc các bệnh thường gặp là điều khá hay xảy ra. Trong một số trường hợp, bác sỹ sau khi chẩn đoán buộc phải yêu cầu mẹ bầu đình chỉ thai nghén để đảm bảo sự an toàn cho cả sản phụ và thai nhi.
Khám thai định kỳ đảm bảo bé yêu được sinh ra khỏe mạnh
Khi mang thai, các thai phụ ngoài việc ăn uống tẩm bổ có khoa học, xây dựng chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý thì còn cần phải đi khám thai định kỳ và siêu âm thai định kỳ một cách toàn diện để theo dõi cũng như nắm bắt được sự phát triển của thai nhi, đồng thời phát hiện sớm những bệnh lý có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và con.
Làm sao để nhận biết dấu hiệu mẹ bầu bị cạn nước ối?
Mẹ bầu cần làm gì khi mang thai 3 tháng đầu tiên
Bệnh tan máu bẩm sinh có nguy hiểm như mẹ nghĩ?
Khám sức khỏe tổng quát có nên ăn sáng?
Khi nào trẻ sinh non được ra khỏi lồng ấp?
Để đảm bảo cho đứa con yêu của mình được ra đời lành lặn và khỏe mạnh, BS Thúy Vân của Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nộikhuyến cáo, tất cả thai phụ nên đi khám thai định kỳ từ 3 - 5 lần trong thai kỳ: Thai nhi 6-7 tuần tuổi, thai từ 12 - 13 tuần tuổi, thai 22 tuần tuổi, thai 32 tuần tuổi và siêu âm khi vào viện làm hồ sơ sinh con.
Ngoài các thời gian khám thai định kỳ, thai phụ cũng nên khám thai thường xuyên: Đo huyết áp, xét nghiệm nước tiểu, đường huyết, công thức máu theo chỉ dẫn của bác sĩ cũng là một cách để kiểm soát tốt tình hình sức khỏe của mình. Riêng thai phụ nếu có yếu tố nguy cơ mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, tăng huyết áp... những sản phụ lớn tuổi hoặc đã từng sinh con bất thường, sản phụ có tiền sử sảy thai, thai lưu... nên đến những cơ sở y tế để khám và chẩn đoán trước sinh, đồng thời nghe các bác sĩ chuyên khoa phụ khoa tư vấn và điều trị khi cần thiết.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!