Lối sống ít vận động và các hoạt động thể thao đôi khi khiến bạn trở nên mệt mỏi. Nhờ những luyện tập giúp cơ thể tăng khả năng đề kháng và cải thiện tình trạng tim mạch. Cảm giác mệt mỏi, kiệt sức có thể là hậu quả của những ngày làm việc quá mức, của bệnh tật hay do những sang chấn tình cảm. Tuy nhiên có thể nhiều lý do khác mà đôi khi bạn không nhận biết được.
1. Uống không đủ nước
Theo các chuyên gia y tế thì khi cơ thể thiếu nước có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe. Mất nước khoảng 2% dẫn đến mất một năng lượng đáng kể cho cơ thể, có thể khởi đầu của sự mệt mỏi và suy nhược. Thiếu nước làm giảm khối lượng máu, làm cho máu cô đặc hơn và làm giảm hoạt động của tim. Khi tim hoạt động ít hiệu quả dẫn đến oxy và chất dinh dưỡng mất nhiều thời gian để đến được các tế bào của cơ thể.
2. Vấn đề về tuyến giáp
Khi có dấu hiệu mệt mỏi và yếu sức thường xuyên, tốt nhất là nên khám bác sĩ để xem tuyến giáp có vấn đề gì không? Tuyến giáp có nhiệm vụ điều hòa sự trao đổi chất và tiết ra một số hoóc-môn quan trọng cho hoạt động của cơ thể.
Khi tuyến giáp có những rối loạn hay suy giảm có một loạt triệu chứng bệnh xuất hiện, điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
3. Cuộc sống ít vận động
Một số người nghĩ rằng hoạt động thể chất có thể gây mệt mỏi nhưng thật ra không phải như vậy. Nhờ các hoạt động thể dục, thể thao các cơ bắp cũng như tim mạch được cải thiện đáng kể. Hoạt động thể thao đều đặn sẽ tối ưu hóa các chức năng của tim, giúp oxy và chất dinh dưỡng đến dễ dàng các mô của cơ thể.
Ngồi nhiều không những gây mệt mỏi mà còn dẫn đến... chết sớm (ảnh: Alamy)
4. Thiếu máu
Thiếu máu là do thiếu hụt hemoglobin- có chức năng mang oxy từ phổi đến các bộ phận khác của cơ thể. Nếu cơ thể không nhận đủ oxy, các cơ và tế bào bị suy yếu và có thể gây nên mệt mỏi thường xuyên.
5. Nhiễm trùng đường tiểu
Bệnh khá nghiêm trọng ở những phụ nữ có các triệu chứng như sốt, đau rát buốt khi đi tiểu, đi tiểu nhiều lần…Cho nên, nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ sinh sôi nảy nở, làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể và cuối cùng gây cảm giác mệt mỏi, kiệt sức.
6. Bỏ qua bữa ăn sáng
Thực phẩm đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe và nhờ vậy bạn mới có đủ năng lượng để hoạt động, làm việc trong cả ngày.Trong khi ngủ, cơ thể cũng sử dụng một phần năng lượng để duy trì hoạt động bơm máu và vận chuyển oxy đến các tổ chức. Vì vậy vào sáng hôm sau bạn cần phải tiếp “nhiên liệu” thông qua bữa ăn sáng. Nếu bạn không ăn sáng sẽ ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần mặc dù bạn ăn nhiều trong ngày!
7. Ăn vặt
Nhiều người nghiện ăn vặt mà không biết việc này rất có hại cho sức khỏe
Thức ăn vặt thường có nhiều đường, carbonhydrate và các chất béo bão hòa.
Thay đổi chỉ số đường huyết, tăng lượng đường trong máu có thể gây suy nhược cơ thể. Điều quan trọng là duy trì đường máu ở mức ổn định để tránh mệt mỏi cũng như làm nặng thêm tình trạng bệnh như đái đường type 2.
8. Ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ là một rối loạn tạo ra sự gián đoạn tạm thời hoạt động hô hấp trong khi ngủ. Mỗi lúc như vậy, chu kỳ giấc ngủ bị thay đổi và có thể phát sinh một số một triệu chứng như mệt mỏi hay cáu gắt.
BS. Ái Thủy
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!