Những nhóm người cần phải chú ý chăm sóc gan, để muộn sẽ không kịp 'trở tay'

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Muốn sức khỏe gan được an toàn, trong chế độ ăn uống hàng ngày bạn nên hạn chế ăn quá nhiều thịt cá, tránh 'phàm ăn tục uống'.

Hãy xem bạn có thuộc nhóm này không, nên tham khảo những giải pháp đi kèm để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Những nhóm người cần phải chú ý chăm sóc gan, để muộn sẽ không kịp 'trở tay'

Gan là một cơ quan nội tạng quan trọng, có vai trò chính trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Bài viết này của bác sĩ Lưu Hạo, Trưởng khoa Trung y, Bệnh viện Nhân dân số 2, tỉnh Quảng Đông (TQ) lưu ý về những nhóm người cần phải quan tâm chăm sóc gan một cách đặc biệt.

Nhóm người nào cần nên chú ý sức khỏe của gan?

Đó là nhóm bệnh nhân bị cường giáp, nhóm người bị cao huyết áp, hoa mắt, chóng mặt, nhóm người bị khó ngủ, mất ngủ trong thời gian dài, nhóm người trung niên trở lên.

Những nhóm người cần phải chú ý chăm sóc gan, để muộn sẽ không kịp 'trở tay'

1. Nhóm người mắc bệnh cường tuyến giáp

Chứng tăng tuyến giáp có thể gây ra những biến động về cảm xúc, dễ bị kích thích, tức giận. Những người này cần điều chỉnh để lấy lại sự cân bằng cho gan. Đông y có quan niệm rằng, tức giận hại gan, vì gan thuộc vào kinh cảm xúc và trao đổi chất, nếu thường xuyên có các trạng thái bất thường sẽ làm cho hệ miễn dịch của cơ thể gặp bất lợi.

Thái độ tiêu cực cũng làm ảnh hưởng lớn tới quá trình trao đổi chất của gan. Vì vậy, những người bị bệnh cường giáp, tuyến giáp có vấn đề thì nên chú ý chăm sóc gan cẩn thận.

2. Nhóm người bị cao huyết áp, hoa mắt, chóng mặt

Những người bị cao huyết áp, thường cảm thấy hoa mắt, chóng mặt… cũng là đối tượng cần phải chăm sóc sức khỏe của gan càng sớm càng tốt.

Theo quan niệm của Đông y, nếu chức năng gan không tốt, có thể phát sinh các bệnh liên quan đến 'phong'. Phong là một chứng bệnh trong đông y liên quan đến sự mất cân bằng khí huyết, âm dương chênh lệch trong cơ quan nội tạng. Phong ở đây không phải là 'gió' trong tự nhiên, mà là sự liên quan mật thiết đến hoạt động của gan.

Cụ thể hơn, gan có thể bị tổn thương, công năng chuyển hóa không phát huy được bình thường, ảnh hưởng rõ rệt nhất chính là khí huyết trong cơ thể hoạt động mất cân bằng. Người bị phong hư dễ dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác.

3. Nhóm người bị khó ngủ, mất ngủ trong thời gian dài

Người ngủ kém, mất ngủ kéo dài cũng có thể là do nóng trong gan, hoặc có thể là do khí gan trầm lắng hay bệnh gan trong người đang 'giở trò'. Nếu chất lượng giấc ngủ giảm trong thời gian dài, mất ngủ, hoặc hay mộng mị, sẽ rơi vào tình trạng dễ dàng mệt mỏi và suy giảm trí nhớ… Nhóm người này rất nên dưỡng gan, chăm sóc cẩn thận hơn người bình thường.

4. Nhóm người trung niên trở lên

Người sau 40 tuổi được xem là một nhóm có nguy cơ khởi phát ung thư gan cao hơn người trẻ, vì vậy, bạn cần đặc biệt chú ý đến việc duy trì chức năng gan, dưỡng gan cẩn thận.

Những nhóm người cần phải chú ý chăm sóc gan, để muộn sẽ không kịp 'trở tay'

Cần phải chăm sóc gan như thế nào?

1. Duy trì chế độ ăn uống nhẹ nhàng, thanh đạm

Muốn sức khỏe gan được an toàn, trong chế độ ăn uống hàng ngày bạn nên hạn chế ăn quá nhiều thịt cá, tránh 'phàm ăn tục uống'. Phối hợp thức ăn tinh/thô cân bằng, thực phẩm thanh đạm. Những thực phẩm có tính kích thích như đồ ăn cay thì nên hạn chế. Giảm ăn đồ chứa nhiều dầu mỡ, chiên rán.

Do gan chính là cơ quan trao đổi chất, nên nếu ăn những thức ăn thiếu lành mạnh như trên sẽ kích thích, làm tăng gánh tăng cho gan, khiến gan phải hoạt động bận rộn hơn.

2. Giữ quy tắc làm việc/nghỉ ngơi hợp lý

Một trong những việc quan trọng bạn nên làm đó là không nên thức khuya, điều chỉnh đồng hồ sinh học của riêng bạn sao cho phù hợp. Làm việc và nghỉ ngơi có quy luật để không làm tổn thương tim và lá lách.

Khi tim và lá lách bị dương hư, thì có thể dẫn đến khí huyết sinh hóa đều bị mất cân bằng, nguồn cung có vấn đề sẽ dẫn đến tình trạng gan bị đình trệ, ứ đọng. Đây chính là lúc chúng ta cần áp dụng thời gian biểu làm việc, nghỉ ngơi thật khoa học.

3. Kiên trì tập thể dục

Lá lách kết nối với cơ bắp và tứ chi, nếu vận động thể dục đều đặn sẽ giúp cho lá lách, dạ dày được vận động theo, từ đó hỗ trợ việc điều tiết chức năng gan tạng. Quá trình này giúp cho gan hoạt động hiệu quả, chuyển hóa thuận lợi hơn.

4. Khám sức khoẻ định kỳ

Đối với những người trẻ mang mầm bệnh viêm gan B, nên kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi năm một lần. Đối với người trung niên có viêm gan B, đặc biệt là nam giới trên 40 tuổi, có thói quan thường xuyên uống rượu, thì nên kiểm tra mỗi 3-6 tháng/lần.

*Theo Bác sĩ Gia đình (TQ)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!