Những sai lầm bạn thường mắc khi lấy ráy tai

Cần biết - 11/24/2024

Thính giác của bạn sẽ bị ảnh hưởng nếu như ráy tai không được lấy đúng cách.

Những sai lầm bạn thường mắc khi lấy ráy tai

Lấy ráy tai có phải việc làm cần thiết để bảo vệ thính lực?

  • Không

Theo GS. Maria ở Đại học Y Weill Cornell, tai có cơ chế tự làm sạch bằng cách đẩy ráy tai ra khỏi bộ ống nghe. Vì vậy, việc lấy ráy tai để đảm bảo thính lực là việc làm không cần thiết.

Những sai lầm bạn thường mắc khi lấy ráy tai

Chất dịch màu vàng cam chảy ra là dấu hiệu cảnh báo bị viêm tai?

  • Đúng
  • Sai

Theo Time, chất dịch màu vàng cam trong tai có nhiệm vụ bảo vệ tai khỏi sự xâm nhập của nước. Chất nhầy này còn có đặc tính tiêu diệt các loại vi khuẩn và ngăn chặn sự phát triển của các loại nấm trong tai.

Những sai lầm bạn thường mắc khi lấy ráy tai

Lấy ráy tai ngoài tiệm cắt tóc có thể tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến bệnh?

  • Viêm gan siêu vi
  • Nhiễm khuẩn E.coli
  • Vảy nến

Theo bác sĩ Vũ Hải Bằng, Trưởng Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, lấy ráy tai ngoài tiệm cắt tóc iềm ẩn nhiều nguy cơ, có thể làm tổn thương, nhiễm trùng tai, lây lan viêm gan siêu vi, HIV.

Những sai lầm bạn thường mắc khi lấy ráy tai

Đâu là hậu quả của việc dùng tăm bông ngoáy tai?

  • Trầy xước ống tai
  • Thủng màng nhĩ
  • Đẩy ráy tai và bui bẩn vào sâu trong tai

Theo Prevention, khi sử dụng tăm bông vệ sinh, bạn có thể đẩy ráy tai vào trong khiến bụi bẩn và vi khuẩn mắc kẹt sâu trong tai.

Những sai lầm bạn thường mắc khi lấy ráy tai

Khi nào bạn cần phải lấy ráy tai?

  • Đau tai, ù tai, mùi hôi khó chịu
  • Tai chảy dịch vàng cam
  • Tai mất khả năng nghe, viêm tai giữa

Bác sĩ Nguyễn Phan Nguyên, Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết ráy tai được sản xuất thường xuyên sẽ có các biểu hiện như đau tai, ù tai hoặc sinh ra mùi hôi khó chịu trong tai. Khi đó, bạn có thể dùng các biện pháp thông thường để lấy ráy tai. Nếu tình trạng nặng hơn, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra.

Những sai lầm bạn thường mắc khi lấy ráy tai

Cách lấy ráy tai khoa học nhất là?

  • Nhỏ 1-2 giọt hydrogen peroxide (oxy già) vào tai khoảng 10 phút trước khi đi tắm

  • Nhỏ 1-2 giọt hydrogen peroxide (oxy già) vào tai trong lúc đi tắm

  • Nhỏ 1-2 giọt hydrogen peroxide (oxy già) vào tai khoảng 10 phút sau khi tắm xong

Theo thạc sĩ Ana Kim, Giám đốc nghiên cứu khoa tai-mắt ở bệnh xá núi Sinai, bạn nên nhỏ 1-2 giọt hydrogen peroxide (oxy già) vào tai khoảng 10 phút trước khi đi tắm. Peroxide có công dụng hóa lỏng các chất nhờn và giúp nó thải ra khi bạn đi tắm như bình thường.

Những sai lầm bạn thường mắc khi lấy ráy tai

Tần suất làm sạch tai cho trẻ nhỏ tốt nhất là?

  • 1 lần/ tuần
  • 2-3 lần/ tuần
  • 4-5 lần/ tuần

Thạc sĩ Nguyễn Minh Hảo Hớn cho hay các mẹ không nên lạm dụng việc sử dụng tăm bông để ngoáy tai cho trẻ hàng ngày. Một tuần nên làm sạch tai cho trẻ từ 2-3 lần.

Những sai lầm bạn thường mắc khi lấy ráy tai

Bạn có thể dùng nước muối sinh lý để lấy ráy tai vì?

  • Nước muối sinh lý giúp sát trùng, làm mềm ráy tay

  • Nước muối sinh lý giúp sát trùng, làm ráy tai khô lại và bong ra

  • Nước muối sinh lý giúp sát trùng, làm ráy tai chuyển sang dạng dịch cam vàng

Theo Women’s Health, nước muối sinh lý cũng thường được sử dụng để làm sạch tai. Nước muối sinh lý giúp làm mềm ráy tai và khiến nó dễ dàng được lấy ra.

Những sai lầm bạn thường mắc khi lấy ráy tai

Nên dùng phương pháp nào dưới đây để lấy ráy tai?

  • Lấy ráy tai bằng dầu oliu
  • Lấy ráy tai bằng nhíp
  • Sử dụng silanh để thụt, rửa

TheoPrevention, sử dụng các vật sắc nhọn như nhíp, đầu chìa khóa, xi lanh,... để lấy ráy tai dễ gây xước lớp niêm mạc phía trong, gây nhiễm trùng hoặc thủng màng nhĩ của tai. Ngược lại, việc sử dụng dầu oliu để loại bỏ ráy tai là biện pháp tốt giúp bạn không cần lo lắng về tình trạng khô hay kích ứng.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!