Khi mới mang thai, không phải mẹ nào cũng dễ dàng nhận ra sự thay đổi ở cơ thể của mình, phải tinh ý lắm hay có dấu hiệu nào đó về sức khỏe thì mẹ mới có thể phát hiện được. Lily & WeCare sẽ giới thiệu tới các chị em những thay đổi của cơ thể mẹ khi mới mang thai để chị em tham khảo, sớm nhận biết được dấu hiệu mình đã có tin vui.
Những thay đổi của cơ thể mẹ khi mới mang thai cần lưu ý
Những tháng đầu mới mang thai, bên cạnh cảm xúc hạnh phúc, vui vẻ vì sắp chào đón thêm một thiên thần, các bố mẹ còn cảm thấy lo lắng lẫn lộn vì không biết sẽ phải chăm con như thế nào. Đồng thời, đây cũng là lúc cơ thể mẹ có nhiều thay đổi thất thường, khi mới bắt đầu mang thai sẽ khó có thể nhận ra những dần dần thì nó cũng bộc lộ hết.
Thay đổi đầu tiên có lẽ là những dấu hiệu đến tháng của phụ nữ sẽ không xuất hiện ở mẹ nữa do em bé lúc này đã ở trong bụng mẹ rồi. Kế đến là mẹ cũng có dấu hiệu mệt mỏi, uể oải hơn hẳn so với những lúc bình thường, nếu tinh ý, mẹ sẽ thấy cơ thể mình như có gì đó đang dần hình thành. Sau đó là hàng loạt những triệu chứng ốm nghén, mệt mỏi rõ ràng được coi là phổ biến ở những phụ nữ mang bầu.
Ốm nghén chính là cảm giác buồn nôn mà hầu hết chị em sẽ gặp phải trong những tháng đầu mang bầu. Đây được coi là thay đổi của cơ thể mẹ khi mới mang thai rõ nét nhất. Triệu chứng này được gây ra bởi các hormone tiết ra khi mẹ mang bầu và có thể đến với mẹ bất cứ lúc nào trong ngày mà không thể kiểm soát được. Thường thì cơn nghén sẽ đến khi mẹ ngửi mùi thứ ăn, mùi tanh sẽ khiến cho mẹ cảm thấy khó chịu và cơn buồn nôn sẽ bắt đầu ập đến.
Khi mới bắt đầu buồn nôn, mẹ khó có thể xác định được cảm giác này đến từ đâu, thế nhưng sau vài ngày thì mẹ sẽ biết được ngay “thủ phạm” chính xác là cái gì. Trong giai đoạn này, rất có thể mẹ sẽ ghét ăn món ăn nào đó vì không thể chịu được mùi của nó. Thế nhưng, mẹ cũng sẽ cảm thấy vô cùng thèm món ăn nào đó, cho dù đó có là món trước đây mẹ không bao giờ ăn. Hiện tượng này được coi là hoàn toàn bình thường ở phụ nữ mang thai, thế nên mẹ cũng không cần phải quá lo lắng.
Một số những biểu hiện khác của sự thay đổi khi mới mang thai
Khi mới mang thai, mẹ sẽ đi tiểu thường xuyên hơn so với bình thường. Không phải là do thận yếu nguyên nhân là bởi do tử cung đã phát triển to thêm để lấy chỗ cho em bé lớn, do đó sẽ đè lên bàng quang. Ngoài ra, bụng của mẹ lúc này cũng dần to lên và vòng eo mở rộng hơn vì thai nhi và tử cung của mẹ cũng vì thế phát triển hơn.
Lúc này, về tâm lý của mẹ cũng có những biến đổi nhất định. Mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi và tính khí có phần thất thường hơn nên dẫn đến hay quên và mất tập trung. Những lúc như thế, mẹ nên bình tĩnh lại, hít thở thật sâu mỗi khi thấy nóng giận bởi mọi cảm xúc của mẹ lúc này đều dễ dàng ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
Do cơ thể phải thường xuyên sản xuất máu cũng như chất dinh dưỡng để truyền cho em bé nên mẹ sẽ có cảm giác mệt mỏi, đói và choáng váng nhiều hơn. Thế nhưng, nếu mẹ cảm thấy cảm giác này căng thẳng hơn và dẫn đến những triệu chứng đi kèm như: chảy máu âm đạo, đau bụng thì nên đến gặp bác sĩ khẩn cấp để tránh trường hợp không mong muốn xảy ra.
Lúc này, mẹ sẽ thường xuyên bị ợ chua, hệ tiêu hóa cũng chậm hơn so với bình thường. Nguyên do là bởi nội tiết tố của thai nhi sẽ khiến quá trình hấp thu của cơ thể thay đổi, thế nên mẹ không cần phải quá lo lắng. Ngoài ra, khi mang thai, có mẹ sẽ mập lên, da dẻ trở nên hồng hào do tăng lưu thông máu khi mang thai. Thế nhưng, cũng có người suốt những tháng đầu có thai không tăng cân nào hoặc tăng rất ít nên những sự biểu hiện về da là không rõ nét. Đồng thời, lúc này ngực của mẹ cũng sẽ tăng lên và phồng hơn so với bình thường, một số hạt nhỏ sẽ nổi quanh núm vú của mẹ để chuẩn bị cho giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ sau này.
Thêm sự thay đổi của cơ thể mẹ khi mới mang thai nữa là bộ phận sinh dục (âm đạo) có sự thay đổi nhỏ. Mẹ sẽ thường tiết một ít huyết ở âm đạo (huyết trắng), lớp niêm mạc ở âm đạo lúc này cũng dày và trở nên ít nhạy cảm hơn. Nếu mẹ thấy có hiện tượng chảy máu ở âm đạo của mình hãy lưu ý và liên hệ ngay với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân, giúp em bé an toàn hơn.
11 thay đổi biểu hiện rõ nhất ở phụ nữ mang thai
Khi mang bầu cơ thể người mẹ sẽ trải qua rất nhiều thay đổi có thể nhanh hoặc chậm. Điều này là cần thiết để thai nhi phát triển bình thường và chuẩn bị sẵn sàng cho sự ra đời của em bé.
Từ những cơn “bốc hỏa” đến hiện tượng mất kiểm soát tạm thời việc đi vệ sinh, dưới đây chính là những gì các mẹ sẽ trải nghiệm trong 9 tháng 10 ngày:
Thay đổi về cân nặng
- Từ 0 - 15 tuần: tăng 1 - 1,5 kg
- 16 - 27 tuần: tăng 7.5 kg
- 28 - 40 tuần (tổng thay đổi): tăng 12 - 17kg
- Cân nặng em bé và bào thai:
- Em bé: 3 - 4 kg
- Nhau thai: 0,5 - 1 kg
- Tử cung: 0,5 - 1 kg
- Nước ối: 1 - 1,5 kg
- Cân nặng cơ thể mẹ
- Ngực: 0,5 - 1 kg
- Máu: 1,5 - 2 kg
- Đạm, chất béo: 4 - 5 kg
- Dịch cơ thể: 1,5 - 2 kg
Phần lớn các mẹ bầu sẽ tăng từ 12 đến 17 kg do trọng lượng của em bé (thường là 3-4 kg), nước ối, tử cung, các dịch cơ thể khác và sự tăng cân của chính các mẹ.
Thay đổi ở hệ hô hấp
Trao đổi khí nhiều hơn để bù lại nhu cầu oxy tăng trong thai kỳ cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, tử cung và nước ối.
- Thở nhanh hơn
- Hiện tượng tăng thông khí
- Hội chứng kiềm hô hấp
- Suy giảm một số chức năng
- Lượng không khí lưu thông tăng lên
- Có thể bị hụt hơi
Khi mang thai bạn sẽ thở nhanh hơn bình thường để cung cấp đủ oxy cho sự phát triển của thai nhi nên đôi khi sẽ xảy ra hiện tượng hụt hơi.
Thay đổi ở hệ tuần hoàn
Trong thai kỳ, hoạt động của hệ tuần hoàn bị thay đổi, thể tích máu tăng mạnh, mạch máu bị giãn ra và áp lực khi cổ tử cung phát triển khiến máu đưa về tim chậm hơn.
- Lưu lượng máu qua tim tăng
- Thể tích máu tăng lên
- Nhịp tim nhanh hơn
- Sức cản ngoại vi giảm
- Áp lực máu giảm (tháng thứ 3 dến 6)
Trong thai kỳ, lưu lượng máu từ tim đi ra mỗi phút sẽ nhiều hơn, vì thế mẹ bầu thường có nhịp tim nhanh. Tuy nhiên do áp lực của tử cung nên lượng máu trở lại tim lại ít hơn. Từ tháng thứ 3, dưới tác động của hóc môn progesterone lên mạch máu làm huyết áp giảm, mẹ bầu có thể cảm thấy mệt mỏi.
Thay đổi ở hệ tiêu hóa
Khi tử cung mở rộng, nó sẽ nhô ra khỏi xương chậu, khiến dạ dày, ruột non và các cơ quan khác phải rời vị trí vốn có của mình.
Hormone progesterone tăng làm giảm trường lực cơ vòng thực quản, gây ra các triệu chứng dạ dày.
- Nhu động dạ dày giảm
- Hiện tượng trào ngược dạ dày
- Ợ chua
Do tác động của hóc môn progesterone, mẹ bầu thường gặp hiện tượng ợ chua, ợ nóng và hay bị táo bón.
Thay đổi ở vùng ngực
- Ngực to và mềm hơn do sự gia tăng của các hormone estrogen, progesterone. Càng cần đến ngày sinh, ngực càng lớn hơn chuẩn bị sẵn sàng cho con bú.
- Núm vú to hơn
- Từ tháng thứ 6, một loại sữa non màu vàng đặc dính bắt đầu xuất hiện quanh núm vú.
Thay đổi ở tuyến nội tiết
Hormone khiến toàn bộ cơ thể thay đổi khi mang bầu
- Nhau thai đóng vai trò như tuyến nội tiết tạm thời trong thai kỳ, sản sinh ra lượng lớn estrogen và progesterone trước tuần thai 10 đến 12. Nó tiếp tục giúp tử
cung lớn lên và duy trì hoạt động cũng như tạo ra những thay đổi khác ở cơ thể.
- Mẹ bầu có thể cảm thây nóng, bốc hỏa do sự gia tăng hormone và hoạt động trao đổi chất.
- Tuyến giáp hơi phình to do nhu cầu canxi tăng lên.
- Cuối thai kỳ, thủy sau tuyến yên tiết ra oxitocin kích thích quá trình tạo sữa, sẵn sàng đợi em bé ra đời.
- Khi em bé ra đời, thùy trước tuyến yên tiết ra prolactin, giúp sản sinh ra sữa mẹ
Thay đổi ở vùng bụng
- Từ tháng thứ 3 bụng bắt đầu phình to, đến cuối tháng tứ 6 đỉnh tử cung sẽ chạm khung xương sườn.
- Bụng mẹ bầu có thể đau ở 1 hoặc 2 bên do thành bụng và dây chằng để đỡ tử cung bị kéo căng
Thay đổi ở đường tiết niệu
- Tử cung lớn hơn tạo áp lực lên bàng quang và cơ xương chậu gây ra một số vấn đề tạm thời về đường tiết niệu như đi tiểu nhiều hơn, hay rò rì một chút nước tiểu khi hắt hơi, ho, cười.
- Thận phải làm việc nhiều hơn để bài tiết lượng chất thải của cả mẹ và em bé.
Thay đổi ở hệ xương khớp
- Có sự thay đổi về độ cong ở cột sống khi mang bầu để đảm bảo thăng bằng, khiến cho phần hông mở rộng ra hai bên tạo nên dáng đi đặc trưng của các bà bầu ở cuối thai kỳ.
- Hiện tượng căng dây chắng khi lượng hormone relaxin tăng gây ra những cơn đau ở vùng lưng và khớp háng. Nguyên nhân là dây chằng nối tử cung và xương chậu bắt đầu dãn ra từ từ chuẩn bị cho em bé chào đời.
Tổng quan về quá trình mang thai dành cho bà mẹ mang thai lần đầu
Bà bầu hạn chế truyền dịch dù buồn nôn, không ăn được?
Mẹ bầu cần làm gì nếu bị ốm nghén nặng?
Sử dụng thuốc trong ba tháng đầu thai kỳ có ảnh hưởng gì tới thai nhi
Quả bưởi và những công dụng tuyệt vời không thể bỏ qua
Thay đổi ở da
- Những vết rạn thường xảy ra vào nửa sau thai kỳ ở bắp chân, mông, bụng, ngực do da bị kéo căng.
- Sắc tố da thường đậm hơn ở các vùng bụng, núm vú, các vết rạn bụng, mặt do sự thay đổi hormone.
- Tuần hoàn máu và nội tiết tố estrogen tăng mạnh gây ra hiện tượng tĩnh mạch mạng nhện và đỏ ửng ở gan bàn tay.
Những thay đổi khác
- Do sự thay đổi hormone mà một số thai phụ sẽ gặp hiện tượng tóc và lông cơ thể phát triển hơn bình thường.
- Hiện tượng chuột rút, nguyên nhân do mệt mỏi khi trọng lượng cơ thể tăng, sự dồn nén các mạch máu lên chân, dư thừa phốt pho, thiếu canxi, magiê hoặc thay đổi hormone
- Chân và mắt cá chân sưng do tăng cân
- Nhiệt độ cơ thể có thể tăng nhẹ ở thời kỳ đầu và sẽ trở lại bình thường vào khoảng tuần thứ 16 của thai kỳ.
Theo Dailymail
Xem thêm:
- Những thay đổi của bộ ngực khi mang thai
- Những thay đổi tâm lý bất ngờ khi mang thai lần đầu
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!