Nước ép bưởi - thuốc chữa bệnh thận
Việc dùng thuốc cùng nước ép bưởi sẽ làm giảm đáng kể khả năng hấp thụ các chất có trong thuốc của cơ thể. Với những người đang phải uống thuốc để hạ cholesterol thì nước ép bưởi sẽ làm tăng khả năng hấp thụ thuốc lên gấp 15 lần và gây tác hại vô cùng nghiêm trọng.
Hay với những bạn đang phải dùng thuốc để trị bệnh liên quan đến thận thì nước bưởi lại làm giảm miễn dịch của thuốc. Thậm chí, nếu dùng thường xuyên thì nó còn gây hại nghiêm trọng cho thận.
Trái cam, quýt - thuốc chữa viêm
Ai cũng biết họ nhà cam, quýt có chứa rất nhiều vitamin C, A cùngkhoáng chất tốt cho sự phát triển của cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, da hồng hào.
Tuy nhiên, những trái cây này lại hoàn toàn không thích hợp với những người đang mắc bệnh liên quan đến dạ dày như đau dạ dày, dạ dày bị dư axit hay bị chứng ợ chua đeo bám. Nếu dùng với thuốc kháng viêm, trị bệnh đau bao tử, chúng sẽ làm tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn, gây bỏng rát dạ dày và tăng lượng axit.
Ảnh minh họa
Thức ăn giàu vitamin K - thuốc chữa bệnh về máu
Những loại thực phẩm giàu vitamin K như trái bơ, rau ngò, rau diếp cá, cần tây, trái su, bắp cải xanh... rất tốt cho những người thiếu tiểu cầu – nguyên nhân gây nên hiện tượng máu loãng.
Thế nhưng, có một điều cần lưu ý là, nếu bạn mắc bệnh máu chứa nhiều tiểu cầu, máu quá đông đặc làm cản trở tình trạng lưu thông của máu trong cơ thể thì phải tránh xa những loại thực phẩm này.
Những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin K sẽ làm giảm tác dụng điều trị của thuốc, càng làm gia tăng tình trạng đông máu và lượng tiểu cầu trong cơ thể. Tuy nhiên, các bạn chỉ nên hạn chế chúng từ từ trong khẩu phần ăn mỗi ngày chứ không nên giảm một cách nhanh chóng để tránh tình trạng cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng và không thích nghi kịp với sự thay đổi này.
Rau bina - viên canxi
Trong vòng 2 tiếng đồng hồ sau khi uống viên canxi bổ sung không nên ăn rau bina. Bởi trong rau bina có chứa hàm lượng lớn oxalat kali. Do đó, sau khi vào cơ thể, ion oxalat sẽ kết tủa thành ion canxi, gây cản trở quá trình hấp thụ canxi, dẫn đến sự còi cọc, chậm phát triển.
Ảnh minh họa
Pho mát, các chế phẩm thịt giàu histidine với thuốc chống dị ứng
Trong thời gian sử dụng thuốc chống dị ứng nên kiêng kị pho mát, các chế phẩm thịt giàu histidine.
Nguyên nhân là do histidine trong cơ thể sẽ chuyển hóa thành histamine, mà thuốc chống dị ứng ức chế khả năng phân giải histamine, gây tồn ứ chất này trong cơ thể. Từ đó dẫn đến tình trạng chóng mặt, nhức đầu và những cảm giác khó chịu khác.
Thực phẩm có vị ngọt - thuốc dạ dày có vị đắng
Những loại thuốc dạ dày có vị đắng thường dựa trên vị đắng nguyên chất của thành phần thuốc, kích thích tiết nước bọt, bài tiết dịch dạ dày để từ đó tạo cảm giác ngon miệng, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa. Vị đắng của thuốc gặp vị ngọt của thực phẩm bổ sung ngay sau khi uống thuốc sẽ khiến thuốc giảm, thậm chí gần như mất hết tác dụng chữa bệnh.
Chuối và cam - thuốc lợi tiểu
Khi sử dụng thuốc lợi tiểu, nhuận tràng, lượng nhỏ kali sẽ lưu lại trong máu. Nếu lúc này lại bổ sung những thực phẩm giàu kali như chuối, cam…thì sẽ dẫn đến thừa kali nghiêm trọng, gây nên những biến chứng về tim mạch, có hại cho sức khỏe.
Tôm - Vitamin C
Sau khi uống viên bổ sung vitamin C, không nên ăn tôm trong vòng 2 tiếng đồng hồ. Bởi lượng lớn đồng trong tôm sẽ làm oxy hóa vitamin C, làm cho những viên bổ sung vitamin C mất tác dụng.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!