Tiêu chảy là một dịch bệnh rất dê bùng phát trong mùa nóng, và trẻ nhỏ là đối tượng chính của virus Rota - thủ phạm gây ra bệnh tiêu chảy ở trẻ. Việc nắm rõ những thông tin về bệnh tiêu chảy sẽ giúp cho mẹ chăm sóc bé một cách tốt hơn bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống của bé sao cho hợp lý, tránh những thực phẩm nên kiêng khi trẻ bị tiêu chảy để giúp bé nhanh chóng hồi phục.
1. Tiêu chảy ở trẻ em
Tiêu chảy bắt đầu với dấu hiệu là trẻ bị đi tiêu 3 lần/ngày. Tình trạng này có thể diễn ra vài ngày hoặc thậm chí kéo dài lên đến cả tuần hoặc vài tuần. Nguyên nhân chính đó là do trẻ ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn, chưa vệ sinh ăn uống sạch sẽ (chẳng hạn không rửa tay trước khi ăn)
Khi trẻ bị tiêu chảy, nếu cha mẹ không bù nước và điện giải kịp thời cho bé thì nguy cơ tử vong là rất cao. 70% trẻ em tử vong vì tiêu chảy do không được bù nước kịp thời. Nhẹ hơn, trẻ có thể sẽ mắc phải chứng suy dinh dưỡng do chán ăn khi đang bị bệnh. Cha mẹ thì lo lắng rằng việc cho bé ăn nhiều sẽ khiến cho tình trạng càng trở nên nghiêm trọng hơn, do vậy thường không biết áp dụng chế độ ăn uống khoa học cho trẻ khi bị tiêu chảy.
Tiêu chảy bắt đầu với dấu hiệu là trẻ bị đi tiêu 3 lần/ngày.
2. Chế độ dinh dưỡng cho bé bị tiêu chảy
Thường xuyên cho bé uống nước để tránh tình trạng mất nước. Mẹ có thể cho bé uống các loại nước như nước lọc, nước dừa, sữa mẹ... Sữa mẹ được xem là một loại thức ăn tốt nhất cho bé lúc này bởi sữa mẹ vừa có đầy đủ chất dinh dưỡng, vừa có bifidus – một loại chất cần thiết để cân bằng môi trường trong đường ruột.
Khi bé bị tiêu chảy, nên cho bé ăn các loại thức ăn nhẹ và mềm để bé dễ tiêu hóa, ví dụ các món như cháo gạo trắng loãng, cháo thịt nạc, cháo cà rốt thịt nạc, canh cà rốt hầm nhừ, soup gà, khoai tây hầm nhừ... Những món ăn này vừa bổ dưỡng, thơm ngon vừa giúp bé dễ tiêu hóa.
Khi bé bị tiêu chảy, nên cho bé ăn các loại thức ăn nhẹ và mềm để bé dễ tiêu hóa
3. Những thực phẩm nên kiêng khi trẻ bị tiêu chảy
Dưới đây là những thực phẩm nên kiêng khi trẻ bị tiêu chảy
Các loại nước giải khát công nghiệp chứa ga và nhiều đường;
Các loại thực phẩm có nhiều chất xơ, ít chất dinh dưỡng như: tinh bột nguyên hạt (đỗ, ngô), các loại rau có nhiều chất xơ.
Các loại thức ăn có nhiều đường: bánh, kẹo...các loại đồ ngọt...
Các thức ăn chế biến sẵn như giò, chả, xúc xích, thịt hun khói, patê...
Các thực phẩm tái, sống, các món ăn sống...
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên nhớ một điều khi cho bé ăn thịt đó là cho bé ăn một lượng ít hơn thường ngày (bởi chất đạm có trong thịt nhiều quá sẽ khiến cho bé khó tiêu hóa).
Bố mẹ không nên cho bé ăn các thực phẩm nhiều đường
Xử lý thế nào khi bé ăn dặm bị đi ngoài?
3 loại nước bạn không nên uống vào buổi sáng
3 loại ngũ cốc lợi sữa mẹ sau sinh cần biết
Mẹ phải xử trí sao khi bé bú vặt?
Cách nhận dạng sữa mẹ qua màu sắc mà ít ai biết
4. Phòng tránh bệnh như thế nào?
Cho bé bú sữa mẹ hàng ngày sẽ giúp bé phòng tránh bệnh tiêu chảy rất tốt. Bởi sữa mẹ là nguồn thực phẩm đảm bảo vệ sinh, có nhiều kháng thể giúp cho bé giảm các nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy. Với những bé lớn hơn, mẹ cần đảm bảo cho bé ăn sạch, uống sạch. Luôn chú ý phải sử dụng nguồn nước sạch cho việc ăn uống và vệ sinh. Không cho trẻ uống nước lã.
Thường xuyên vệ sinh tay chân, cơ thể một cách kỹ càng, không được xem nhẹ. Ngoài ra, cha mẹ phải thường xuyên lau dọn nhà cửa, dọn dẹp vệ sinh các món đồ chơi của bé, vệ sinh các loại đồ dùng xung quanh bé.
Bên cạnh đó, cách phòng bệnh tiêu chảy tốt nhất cho trẻ đó là cha mẹ nên đưa bé tới các trung tâm y tế để uống vắc xin phòng bệnh. Việc cho bé uống vắc xin phòng virus Rota gây ra bệnh tiêu chảy trước 6 tháng là một điều vô cùng cần thiết và đạt hiệu quả cao.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!