Dưới kính hiển vi, virus Rota có hình giống như cái bánh xe và cũng có thể thấy rằng nó di chuyển vòng vòng không khác gì bánh xe.
Loại virus gây khó chịu và tiềm ẩn nguy cơ tử vong này là nguyên nhân của viêm dạ dày ruột cấp tính nguy hiểm kèm theo tiêu chảy và nôn mửa, thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. May mắn thay, có 2 loại vắc-xin Rota có thể bảo vệ trẻ khỏi loại bệnh này. Tuy nhiên trước khi cho bé sử dụng vacxin, các mẹ cần tìm hiểu về thành phần cũng như tác dụng phụ của vacxin.
Nhiễm virus Rota nghiêm trọng thế nào?
Trước khi nói đến vắc-xin Rota, virus Rota gây nên 200.000 ca cấp cứu với hơn 55.000 ca nhập viện và 60 đến 65 trường hợp bị chết mỗi năm ở Mỹ. Trên thế giới, đây là nguyên nhân của bệnh tiêu chảy nghiêm trọng ở trẻ nhỏ, dẫn đến 2 triệu ca nhập viện và hơn 500.000 trẻ dưới 5 tuổi tử vong hàng năm.
Số trẻ chết do virus Rota chiếm từ 4% – 8% trong tổng số trẻ dưới 5 tuổi bị chết vì mọi nguyên nhân. Những trẻ lớn tuổi hơn hoặc người già cũng có thể bị nhiễm virus này nhưng bệnh thường nhẹ hơn.
Tại Việt Nam có khoảng 56% số trẻ nhập viện do viêm dạ dày ruột cấp là do nhiễm virus Rota. Theo một khảo sát tại Bệnh viện Nhi đồng 1, ở nhóm trẻ nhập viện vì tiêu chảy cấp có đến 67.4% trẻ bị nhiễm Rotavirus.
Trong 5 năm đầu đời, hầu như không trẻ nào thoát khỏi tiêu chảy cấp do virus Rota, 95% trẻ mắc ít nhất một lần tiêu chảy cấp do virus Rota.
Bệnh do virus Rota có khả năng lây cao. Loại virus này xuất hiện trong phân của người bị nhiễm và có thể sống sót trong một thời gian dài trên các bề mặt bẩn bao gồm tay người.
Trẻ em thường bị nhiễm virus này khi chạm tay vào thứ gì đó bẩn rồi đưa tay vào miệng. Sự lây lan của virus Rota diễn ra phổ biến ở bệnh viện hoặc những trung tâm chăm sóc hàng ngày vì nó có thể lây từ trẻ này sang trẻ khác.
Nó cũng dễ dàng lây từ người chăm sóc cho trẻ, đặc biệt khi họ thay nhiều lượt tã mà không rửa tay sau mỗi lần thay.
Triệu chứng của việc bị nhiễm virus Rota
Triệu chứng của việc bị nhiễm virus Rota (có thể kéo dài đến 8 ngày) đó là:
- Sốt
- Buồn nôn
- Nôn mửa
- Đau bụng
- Tiêu chảy thường xuyên
Nếu trẻ bị nặng, bệnh tiêu chảy sẽ gây mất nước và sự mất nước này khiến trẻ phải nhập viện, có nguy cơ tử vong.
Tiêm vắc-xin phòng bệnh virus Rota như thế nào?
Có hai nhãn hiệu của vắc-xin phòng virus Rota là RotaTeq (RV5) và Rotarix (RV1). Cả hai loại này đều dùng đường uống chứ không phải tiêm.
Chỉ có một điều khác nhau giữa chúng là liều lượng uống: với RotaTeq yêu cầu cần uống ba liều ở độ 2 – 4 – 6 tháng tuổi còn Rotarix chỉ uống hai liều lúc 2 tháng và 4 tháng tuổi.
Vắc-xin này có thể được uống cùng thời gian với những vắc-xin khác và Viện nhi khoa Mỹ khuyến cáo rằng vắc-xin Rota nên được uống như là một phần tạo sự miễn dịch cho trẻ nhỏ.
Hiệu quả của vắc-xin Rota
Nhiều nghiên cứu về vắc-xin Rota chỉ ra rằng nó có thể ngăn ngừa 74% việc nhiễm virus Rota. Quan trọng hơn, nó cũng giúp phòng tránh gần 98% các bệnh lây nhiễm nghiêm trọng và 96% các ca nhập viện vì virus Rota.
Theo nghiên cứu của bệnh viện Masschusetts, trong 2 năm, số lượng người nhiễm virus Rota đã giảm từ 65 người xuống còn 3 người.
Liệu vắc-xin Rota có an toàn không?
Trước khi được áp dụng thực tế, vắc-xin Rota đã được thử nghiệm trên 70.000 trẻ và đều an toàn. Tuy nhiên, loạt vắc-xin trước đó được gọi là Rotashield đã bị loại bỏ khỏi thị trường sau hai năm sử dụng bởi vì các chuyên gia phát hiện ra nó làm tăng nguy cơ bị lồng ruột – trường hợp ruột non bị gấp lại bên trong phần khác của ruột và có nguy cơ gây tắc ruột.
Hiện nay, vắc-xin RotaTeq và Rotarix chưa thấy xuất hiện tình trạng làm tăng nguy cơ trên và vẫn được cho là an toàn.
Phản ứng phụ của vắc-xin Rota là gì?
Bất kỳ vắc-xin nào cũng có tác dụng phụ gây phản ứng dị ứng. Dấu hiệu có phản ứng dị ứng thường là:
- Khó thở
- Thở khò khè
- Nổi mề đay
- Người nhợt nhạt, xanh xao
- Tim đập nhanh
Tuy nhiên với vắc-xin Rota, nguy cơ bị phản ứng nghiêm trọng là rất nhỏ. Phần lớn các trẻ uống vắc-xin này không hề xảy ra vấn đề gì. Tuy nhiên, vẫn có những tác dụng phụ nhẹ tạm thời sau khi uống như:
- Tăng sự cáu kỉnh
- Tiêu chảy
- Nôn
Làm sao để phòng ngừa Rotavirus?
Cha mẹ đã biết cách chọn bô cho bé trai như thế nào chưa?
Một số điều mẹ cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm
2
Những điều cần biết khi mang thai lần đầu
Lưu ý cha mẹ nhất định phải biết khi thay tã, tắm và vệ sinh cho bé
Lưu ý thói quen của cha mẹ khiến con tự kỷ
Hiện tại, bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus gây ra đã có vaccine chủng ngừa. Tổ chức Y tế thế giới cùng các bác sĩ nhi khoa cũng khuyến cáo các bậc cha mẹ nên tiêm chủng cho tất cả trẻ nhỏ để có thể phòng ngừa căn bệnh này một cách tốt nhất và an toàn nhất. Các trẻ từ 6 tuần tuổi trở đi đã có thể dùng được loại vaccine này do vaccine được sử dụng qua đường uống, bố mẹ trẻ được yêu cầu cho trẻ uống vaccine 2 lần và mỗi lần cách nhau ít nhất là một tháng. Bố mẹ trẻ nên lưu ý cần cho trẻ uống vaccine trước 6 tháng tuổi để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Trên đây là một số thông tin về căn bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus gây ra mà Lily & WeCare đã tổng hợp lại, hy vọng rằng những thông tin này sẽ trở thành nguồn tham khảo giúp bố mẹ trẻ có thể hiểu và chăm sóc bé tốt hơn.
Xem thêm:
- Vắc-xin Rotavirus liên quan đến rối loạn ruột
- Trẻ mắc bệnh Rotavirus, cha mẹ cần làm gì?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!