Những vấn đề cần lưu tâm với chứng rối loạn ăn uống

Sơ cứu & Phòng ngừa - 11/24/2024

Rối loạn ăn uống là một trong những vấn đề sức khỏe hết sức nghiêm trọng và điều trị chứng bệnh này vô cùng khó khăn.

Rối loạn ăn uống là một trong những vấn đề sức khỏe hết sức nghiêm trọng và việc điều trị chứng bệnh này cũng khó khăn không kém gì điều trị các vấn đề liên quan đến nghiện ngập.

Rối loạn ăn uống là một bệnh về tâm lý, khi đó người bệnh thường ép mình ăn hoặc không ăn, dẫn đến những tác hại về thể chất cũng như tinh thần. Tình trạng này nghiêm trọng đến mức người bị rối loạn ăn uống chỉ có thể tập trung hoàn toàn vào thức ăn mà họ ăn, cân nặng và ngoại hình.

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn ăn uống là gì?

Khi xét quá trình một người từ chế độ ăn uống lành mạnh và bình thường đến rối loạn ăn uống đôi khi rất khó để tìm ra nguyên nhân cụ thể. Mặc dù nguyên nhân chính xác chưa được tìm thấy, chúng ta có thể kể đến một số yếu tố tác động dẫn đến rối loạn trong ăn uống như vấn đề về cảm xúc (tổn thương lòng tự trọng, bốc đồng), các biến cố trong cuộc sống, tình trạng lạm dụng một vấn đề nào đó hoặc tiêu chuẩn về cái đẹp đều có thể là nguyên nhân dẫn đến các thói quen ăn uống không lành mạnh.

Rối loạn ăn uống có thể diễn tiến chậm trong một thời gian, với chế độ ăn giảm sút đột ngột hoặc tăng lên quá mức so với bình thường. Đến một thời điểm nào đó, các hành vi ăn uống ít hoặc nhiều hơn bắt đầu vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Mong muốn của bản thân làm chệch thói quen ăn uống ra khỏi tỷ lệ cân bằng bình thường. Điều này dẫn đến việc thực phẩm và cơ thể bắt đầu không thích ứng lẫn nhau.

Ảnh hưởng của rối loạn ăn uống

Có rất nhiều ảnh hưởng tiềm ẩn từ việc rối loạn trong ăn uống. Những ảnh hưởng ngắn hạn của rối loạn ăn uống bao gồm:

  • Giảm cân nhanh chóng trong trường hợp chán ăn;
  • Tăng cân nhanh chóng trong trường hợp ăn quá nhiều;
  • Chóng mặt, nhầm lẫn hoặc những thay đổi khác về trạng thái tinh thần;
  • Các nguy cơ về sức khỏe liên quan đến béo phì như bệnh tim, bệnh cao huyết áp và đột quỵ;
  • Răng sâu và hư hỏng thực quản do rối loạn ăn uống gây ra;
  • Còi xương, scurvy (bệnh do thiếu vitamin C) và các bệnh khác do thiếu vitamin mãn tính;
  • Rối loạn ăn uống cũng là nguyên nhân gây ra chứng bệnh trầm cảm.

Các loại rối loạn ăn uống

Một số loại rối loạn ăn uống thường gặp như:

  •  Anorexia nervosa (chứng chán ăn tâm thần): Loại rối loạn này giống như là một cơn nghiện, có thể hiểu giống với chứng rối loạn tinh thần ảo tưởng. Các cá nhân mắc bệnh thường thấy mình thừa cân, bất kể trạng thái thể chất thật sự của họ như thế nào. Họ từ chối việc ăn uống cho đến khi các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng xảy đến;
  • Bulimia nervosa (chứng chán ăn tâm thần và ăn ói): là một tình trạng nguy hiểm đặc biệt thường thấy. Những người này thường tự coi mình là những người thừa cân quá mức. Tuy nhiên, không giống như chứng biếng ăn, nạn nhân của bulimia có thể tiêu thụ một lượng lớn thức ăn rồi nôn ra vì muốn ngăn chặn sự hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn vào cơ thể. Các bệnh nhân mắc chứng bulimic có trọng lượng bình thường nên rất khó phát hiện họ đang bị rối loạn ăn uống.

Cách điều trị chứng rối loạn ăn uống

Nhiều bệnh nhân rất nhẹ cân khi bắt đầu điều trị, vì vậy cần phải chăm sóc y tế đặc biệt. Điều trị rối loạn ăn uống sẽ tùy thuộc vào tình trạng và chi tiết bệnh cụ thể để  điều chỉnh phù hợp cho từng cá nhân. Nói chung, mục đích của việc điều trị rối loạn ăn uống là làm cho người bệnh tái cân bằng về cân nặng, điều trị các vấn đề tâm lý liên quan hoặc cùng tồn tại với chứng rối loạn và làm giảm các hành vi hoặc suy nghĩ góp phần gây rối loạn ăn uống.

Hãy quan tâm đến sức khỏe của mình nhiều hơn là thức ăn, ngoại hình hay bất cứ thứ gì khác. Đó là lời khuyên chân thành cho bạn!

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Làm thế nào để con không béo phì hoặc suy dinh dưỡng?
  • 7 căn bệnh phổ biến có liên quan đến béo phì
  • Dinh dưỡng cho trẻ bị tăng động: ăn gì và tránh gì?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!