Tại sao bạn lại có cảm giác chán ăn?

Sơ cứu & Phòng ngừa - 11/24/2024

Bạn muốn bồi dưỡng sức khỏe nhưng ăn lại cảm thấy không ngon miệng? Cảm giác chán ăn có thể khiến bạn sút cân đi nhanh chóng đấy!

Bạn muốn bồi dưỡng sức khỏe nhưng ăn lại cảm thấy không ngon miệng? Cảm giác chán ăn có thể khiến bạn sút cân đi nhanh chóng đấy!

Tình trạng suy giảm khẩu vị hay còn gọi là chứng chán ăn, thường xảy ra khi bạn cảm thấy không hề thèm muốn bất cứ món ăn nào, kể cả món ăn yêu thích của bạn. Chứng bệnh này còn được gọi là tình trạng khẩu vị kém hoặc biếng ăn.

Nếu bạn mắc chứng chán ăn trong thời gian dài, bạn có thể phát triển các triệu chứng liên quan như sút giảm cân nặng và suy dinh dưỡng. Những tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời, vì thế việc hiểu rõ nguyên nhân và biện pháp điều trị chứng chán ăn là điều rất quan trọng.

Nguyên nhân chính gây chứng chán ăn

Có rất nhiều tác nhân như tình trạng sức khỏe, thuốc men đều có thể dẫn đến sự suy giảm khẩu vị. Trong hầu hết các trường hợp, chứng chán ăn của bạn sẽ tự biến mất ngay sau khi nguyên nhân gây bệnh được giải quyết triệt để. Sau đây chính là 4 nguyên nhân chính gây chứng chán ăn:

1. Vi khuẩn và virus

Chứng chán ăn có thể do tình trạng nhiễm trùng bất kỳ bộ phận cơ thể nào gây ra. Các vi khuẩn, virus, nấm men có thể là nguyên nhân gây nhiễm trùng. Bạn có thể mắc chứng chán ăn sau khi trải qua tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm phổi, viêm dạ dày ruột, viêm đại tràng, nhiễm trùng da, hoặc viêm màng não. Sau khi bạn điều trị dứt các tình trạng này, khẩu vị của bạn sẽ nhanh chóng trở lại như ban đầu.

2. Các tác nhân tâm lý

Có vô số các tác nhân tâm lý có thể là nguyên nhân gây chứng chán ăn. Rất nhiều người lớn tuổi thường bị suy giảm khẩu vị. Nguyên nhân có thể là do các cảm xúc tiêu cực và tâm trạng kém ảnh hưởng, chẳng hạn như sự buồn bã, chán nản, muộn phiền và lo lắng. Bên cạnh đó, áp lực công việc, sự căng thẳng hoặc buồn chán cũng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng biếng ăn.

Chứng rối loạn ăn uống hay còn gọi là chứng chán ăn do tâm thần, có thể phát triển thành tình trạng biếng ăn nói chung. Một người nếu mắc chứng chán ăn tâm thần tiềm ẩn thường tự kiềm chế cơn đói bụng trong vô thức và nhịn ăn để giảm cân. Phụ nữ chính là đối tượng có xu hướng mắc phải tình trạng này nhiều hơn nam giới. Những người mắc tình trạng này thường bị nhẹ cân và cảm thấy sợ hãi mỗi khi lên cân. Đây cũng là chứng bệnh làm tăng nguy cơ gây nên tình trạng suy dinh dưỡng ở người trưởng thành.

3. Tùy theo tình trạng sức khỏe

Những tình trạng sức khỏe hoặc bệnh lý sau đây có thể là nguyên nhân gây nên chứng chán ăn của bạn như bệnh gan mãn tính, suy thận, suy tim, viêm gan, HIV, sa sút trí tuệ, suy giảm chức năng tuyến giáp.

Ngoài ra, một số dạng bệnh ung thư cũng có thể gây nên chứng chán ăn, đặc biệt nếu như khối u ung thư hình thành ở các cơ quan như đường ruột, dạ dày, buồng trứng ở phụ nữ và tuyến tụy. Bên cạnh đó, phụ nữ khi mang thai lần đầu cũng có thể gặp phải tình trạng biếng ăn này.

4. Các loại thuốc điều trị

Một số loại thuốc điều trị có thể gây nên tình trạng suy giảm khẩu vị. Các loại thuốc này bao gồm loại chất gây nghiện như cocain, heroin và amphetamine, cùng với một số loại thuốc kê theo toa khác. Những loại thuốc kê toa có thể gây chứng chán ăn bao gồm: một vài loại thuốc kháng sinh, codein, morphine, thuốc hóa trị.

Làm thế nào để điều trị chứng chán ăn?

Phương pháp điều trị bệnh chán ăn còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu tình trạng biếng ăn của bạn là do sự nhiễm trùng hoặc nhiễm khuẩn gây ra, bạn sẽ không cần áp dụng bất kỳ biện pháp đặc biệt nào. Chứng chán ăn sẽ tự động biến mất ngay khi tình trạng nhiễm trùng được chữa khỏi hoàn toàn.

Điều trị tại nhà

Nếu chứng biếng ăn của bạn do tình trạng sức khỏe đặc thù như bệnh ung thư hoặc một dạng bệnh mãn tính gây ra, bạn sẽ khó có thể lấy lại khẩu vị ban đầu. Tuy nhiên, việc tạo không khí vui vẻ khi dùng bữa, như ăn cùng với gia đình và bạn bè, tự nấu các món ăn ưa thích, cũng có thể giúp bạn phần nào kích thích sự thèm ăn. Ngoài ra, những bài tập cường độ nhẹ cũng có thể giúp bạn tăng cường khẩu vị ngon miệng. Bên cạnh đó, bạn có thể chỉ tập trung ăn duy nhất một khẩu phần lớn mỗi ngày và các bữa ăn nhẹ khi đói bụng.

Việc chia nhỏ bữa ăn chính thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh của bạn. Ngoài ra, dạ dày của bạn cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc tiêu hóa những khẩu phần ăn nhỏ. Để đảm bảo bạn hấp thu đủ chất dinh dưỡng từ thực phẩm, các bữa ăn trong ngày nên bao gồm các món giàu calo và protein. Bạn cũng có thể thử uống nước protein để bổ sung dưỡng chất. Bên cạnh đó, hãy tự làm một quyển sổ nhật ký ghi lại hết các món ăn và thức uống bạn dùng trong ngày. Điều này sẽ giúp bác sĩ của bạn dễ dàng theo dõi hàm lượng dinh dưỡng cơ thể hấp thu và giúp bạn cải thiện chứng chán ăn.

Chăm sóc y tế

Tại sao bạn lại có cảm giác chán ăn?

Nếu bạn vẫn còn cảm thấy chán ăn sau vài ngày tự điều trị tại nhà, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và thăm khám. Trong suốt cuộc hẹn, hãy nói cho bác sĩ toàn bộ tình trạng sức khỏe của bạn cùng thói quen sinh hoạt, ăn uống hằng ngày để bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác nhất. Ngoài ra, bác sĩ sẽ đo cân nặng và chiều cao của bạn để so sánh xem bạn có bị nhẹ cân hay không.

Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn kể rõ về tiền sử bệnh tật, tất cả loại thuốc nào bạn đang dùng cũng như chế độ ăn uống. Việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh và chữa trị tận gốc vấn đề sẽ khiến chứng chán ăn của bạn nhanh chóng biến mất.

Cảm giác chán ăn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất khi không đảm bảo dinh dưỡng mà còn gây tổn hại đến tinh thần khiến bạn dễ cáu kỉnh và suy nghĩ tiêu cực. Hãy tìm hiểu thêm về những nguyên nhân kèm với những biện pháp điều trị chứng bệnh này và sớm lấy lại khẩu vị ngon miệng với những thực phẩm tốt cho sức khỏe bạn nhé!

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Tháp dinh dưỡng cho người gầy tăng cân hiệu quả
  • Để không chán ăn khi điều trị ung thư đại trực tràng
  • Chán ăn thần kinh là (biếng ăn tâm lý)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!