Những vấn đề đáng sợ nhưng không ít mẹ phải đối mặt khi mang bầu

Xét Nghiệm - 03/28/2024

Sa trực tràng, đái tháo đường, nám da,... là một trong những vấn đề thường gặp ở bà bầu.

Sa trực tràng, đái tháo đường, nám da,... là một trong những vấn đề thường gặp ở bà bầu.

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu có thể gặp phải rất nhiều vấn đề ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và bé. Dưới đây mà những mối nguy hiểm mà mẹ bầu nào cũng cần biết để kịp thời nhận biết và sớm có biện pháp giải quyết.

Sa trực tràng và tử cung

Mẹ bầu nên biết rằng triệu chứng sa trực tràng và tử cung có thể gây tổn thương đến các cơ quan xung quanh. Dây chằng yếu và căng do quá trình chuyển dạ diễn ra căng thẳng dẫn đến chứng sa trực tràng và tử cung. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu cảm nhận được những thay đổi trong cơ thể mình và sớm gặp bác sĩ, vẫn sẽ có những cách giúp cải thiện tình trạng này. Chứng sa trực tràng và tử cung có thể được điều trị bằng phẫu thuật nhưng nó được đánh giá là hiệu quả không cao đối với bà bầu vì tâm lý.

Rách tầng sinh môn

Trong quá trình rặn đẻ, nếu tầng sinh môn của phụ nữ giãn không đủ rộng cho em bé chui ra thì sẽ rất dễ bị rách, ảnh hưởng không nhỏ tới tính thẩm mỹ. Ngoài ra, việc rách tầng sinh môn có thể dẫn đến nguy cơ sa tử cung, âm đạo, trực tràng, bàng quang.

Trong những trường hợp thai bị suy, việc thai phụ sinh khó có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Do vậy, lúc này, các bác sĩ sẽ tiến hành áp dụng thủ thuật cắt tầng sinh môn nhằm thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dạ giúp sản phụ dễ dàng sinh nở hơn.

Những vấn đề đáng sợ nhưng không ít mẹ phải đối mặt khi mang bầu

Nám da

Nám da xuất hiện do thay đổi nội tiết trong cơ thể trong quá trình mang thai. Khi mang thai, mẹ bầu thường xuất hiện mụn trứng cá và nám da do sự gia tăng estrogen và progesteron. Theo các chuyên gia, sự thay đổi ngoại hình theo hướng tiêu cực, bao gồm cả nám da là một trong những nguyên nhân khiến bà bầu bị trầm cảm trong thai kỳ.

Chọc dò màng ối

Khi bắt đầu chuyển dạ, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ bầu kiểm tra dịch ối. Trong trường hợp nước ối chưa cạn, bác sĩ sẽ tiến hàng chọc dò màng ối. Đây là thủ tục khiến nhiều mẹ bầu không thoải mái nhưng lại có lợi đối với người lười vận động khi mang thai hay người gặp vấn đề về nước ối.

Bé bị hít ối phân su

Hội chứng hít ối phân su là bệnh thường gặp khi bé xuất hiện vấn đề về hô hấp do hít phải phân su khi còn trong bụng mẹ ở giai đoạn cuối của thai kỳ hoặc trong quá trình sinh nở. Thông thường, trẻ sinh non ít gặp phải tình trạng này. Chúng chỉ phổ biến ở những trẻ đủ tháng hoặc già tháng.

Để nhận biết hội chứng nguy hiểm này, các bác sĩ sẽ theo dõi sát nhịp tim của thai nhi trước khi bé lọt lòng. Nếu bé có nhịp tim thấp hơn mức bình thường hoặc là trường hợp sinh già tháng, bác sĩ sẽ cân nhắc đến khả năng trẻ hít phải nước ối phân su.

Những vấn đề đáng sợ nhưng không ít mẹ phải đối mặt khi mang bầu

Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ xảy ra do hoocmon từ nhau thai làm cho bào thai tăng lên gây ra sự đề kháng insulin trong cơ thể mẹ. Theo kết quả nghiên cứu, có khoảng 18% phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ. Căn bệnh này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng của bé, khiến bé quá to, gây khó khăn cho mẹ trong quá trình sinh nở.

Vấn đề về nhau thai

Nhau thai là một cơ quan phát triển trong tử cung cùng với thai nhi, cung cấp dinh dưỡng, oxy và là bộ phận quan trọng vì nó gắn liền với dây rốn. Thông thường, nhau thai sẽ nằm trong tử cung, tuy nhiên trong nhiều trường hợp, nhau thai sẽ di chuyển tới nhiều vị trí khác. Lúc này, vấn đề về nhau thai lại khiến mẹ bầu phải lưu tâm, tránh trường hợp nhau thai không còn nằm trong tử cung, chỉ tồn tại trong thành tử cung và gây ra những vấn đề nguy hiểm.

Nhóm máu Rh không tương thích

Trong máu của mỗi người đều có yếu tố Rh-dương hoặc Rh-âm. Các kháng nguyên D có mặt trong 85% dân số, nghĩa là phần lớn dân số có nhóm máu dương. Trong 15% còn lại, không có các kháng nguyên D, nghĩa là những người trong số này có nhóm máu âm. Vấn đề sẽ phát sinh khi mẹ bầu có nhóm máu âm nhưng mang thai đứa con có nhóm máu dương. Bệnh Rhesus, còn gọi là bệnh tán huyết ở trẻ sơ sinh, là một biến chứng có thể xảy ra khi người mẹ sản xuất kháng thể chống lại các tế bào hồng cầu có Rh-dương của em bé.

Xét nghiệm sàng lọc thai kỳ giữ an toàn cho cả mẹ và thai nhi

Xét nghiệm tại nhà Xander

Xét nghiệm tại nhà Xander đã và đang là lựa chọn của rất nhiều phụ nữ mang thai muốn thực hiện sàng lọc định kỳ bởi: Xander là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nộivà hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Xander cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

Những vấn đề đáng sợ nhưng không ít mẹ phải đối mặt khi mang bầu

Hiện Xander cung cấp 3 gói xét nghiệm Sàng lọc thai kỳ tùy theo từng giai đoạn mang thai của mỗi mẹ, bao gồm: Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36. 3 gòi xét sẽ có các xét nghiệm giúp phát hiện sớm các hiện tượng bất thường khi đang mang thai nhằm có những phương pháp chăm sóc hay điều trị phù hợp và kịp thời.

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (theo từng gói khách hàng lựa chọn) + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Chảy máu chân răng khi mang thai có nguy hiểm không?
  • Mang thai 38 tuần đau bụng dưới và những dấu hiệu khi chuyển dạ

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!