Những yếu tố gây nấm da ở trẻ em và cách phòng tránh

Kiến Thức Y Học - 05/11/2024

Nấm da là loại bệnh do nhiều chủng nấm khác nhau gây nên và làm tổn thương ở các vùng da, tóc và móng. Trẻ em là đối tượng đặc biệt có nguy cơ mắc bệnh nấm da tương tự như ở người lớn. Hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu về những yếu tố gây nấm da ở trẻ em và cách phòng tránh hiệu quả thông qua bài biết sau.

Nấm da là loại bệnh do nhiều chủng nấm khác nhau gây nên và làm tổn thương ở các vùng da, tóc và móng. Trẻ em là đối tượng đặc biệt có nguy cơ mắc bệnh nấm da tương tự như ở người lớn. Hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu về những yếu tố gây nấm da ở trẻ em và cách phòng tránh hiệu quả thông qua bài biết sau.

Nguyên nhân gây bệnh nấm da ở trẻ nhỏ

Nấm da là một loại bệnh do sợi nấm ký sinh trên da gây ra. Bệnh tuy không cấp tính, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng rất dễ lây lan, hay tái phát, tốn kém trong điều trị và gây mất giá trị thẩm mỹ.

Vậy bạn có biết những yếu tố gây nấm da ở trẻ em và cách phòng tránh nấm da không? Hãy bắt đầu bằng những yếu tố gây nên bệnh nấm da ở trẻ em nói riêng và toàn thể mọi người nói chung:

- Các nước nhiệt đới có tỷ lệ mắc bệnh cao do điều kiện khí hậu nóng ẩm thuận lợi cho vi nấm phát triển và gây bệnh. Bệnh có thể lây truyền từ người sang người, từ động vật sang người...

- Bệnh nấm da cũng có thể lây từ đồ vật sang người do dùng chung những đồ vật của người bị nhiễm bệnh như quần áo, khăn tắm, khăn mặt, nón, lược hoặc bàn chải...

- Những người mắc bệnh nội tiết hoặc những người có bệnh nặng, liên quan đến hội chứng suy giảm miễn dịch... cũng có thể dễ dẫn đến nấm da.

- Một số bệnh nấm da có khả năng lây lan do đó nhiều trẻ nhỏ mắc bệnh nấm da do dùng chung vật dụng cá nhân với trẻ mang bệnh. Tiếp xúc gần gũi hoặc đơn giản là dùng một chiếc lược chải tóc cũng đã tạo điều kiện để nâm lây lan từ người này sang người khác.

- Uống thuốc kháng sinh cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh nấm da ở trẻ nhỏ. Thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt mầm bệnh nhưng cũng có thể giết chết nhiều loại vi khuẩn có hại trong cơ thể trẻ.

- Một số trẻ em có rối loạn hệ miễn dịch có nguy cơ cao mắc bệnh nấm da. Tuy nhiên trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.

Những yếu tố gây nấm da ở trẻ em và cách phòng tránh

Tìm hiểu các cách phòng ngừa nấm da ở trẻ em

Để tiếp tục tìm hiểu những yếu tố gây nấm da ở trẻ em và cách phòng tránh bệnh, chúng ta hãy đi nghiên cứu các cách phòng ngừa nấm da ở trẻ em một cách hiệu quả nào.

- Tránh tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây nhiễm bằng cách không dùng chung lược, nón, khăn tắm, khăn mặt, áo quần... với người bệnh.

- Bạn nên mặc những loại vải mỏng và thoải mái như cotton hay vải lanh, đặc biệt với đồ lót.

- Vệ sinh sạch sẽ những nơi dễ bị nấm như bộ phận sinh dục, bàn chân, ngón chân, nách...

- Cố gắng áp dụng chế độ ăn cân bằng giàu chất dinh dưỡng và giảm lượng carbohydrate.

- Nên uống nhiều nước để giữ nước cho cơ thể, và dấu hiệu của việc cơ thể đủ nước là nước tiểu có màu vàng nhạt.

- Ngủ đủ và đúng giờ, khoảng 8 tiếng mỗi ngày cũng giúp cơ thể bạn tránh xa khỏi việc bị nấm da.

- Tránh gãi vùng nhiễm nấm. Rửa tay thường xuyên và giữ khô ráo.

- Đi dép khi tắm dưới vòi sen nếu bạn bị nước ăn chân.

- Giặt khăn tắm bằng nước xà phòng ấm và sấy khô bằng máy sấy. Dùng khăn sạch mỗi lần tắm hoặc rửa mặt.

- Rửa sạch bồn tắm, bồn rửa tay và sàn phòng tắm sau khi sử dụng.

- Mặc quần áo sạch sẽ, khô ráo mỗi ngày và tránh dùng chung quần áo và tất.

- Trẻ em và người lớn có thể cần dùng dầu gội đặc trị 2-3 lần mỗi tuần trong 6 tuần để ngăn ngừa bệnh nấm da đầu.

- Nếu đã bị nhiễm nấm, bạn cần ngăn không cho nấm lan ra các vùng khác trên cơ thể hoặc đề phòng lây cho người nhà. Các thành viên khác trong gia đình nên đi khám và điều trị nếu nghi ngờ bị nhiễm nấm da.

Những yếu tố gây nấm da ở trẻ em và cách phòng tránh

Một số bệnh nấm da ở trẻ nhỏ

Dưới đây là một số bệnh nấm da thường gặp ở trẻ nhỏ và triệu chứng của bệnh mà các bậc phụ huynh cần lưu ý:

Nấm da chân

Bệnh gây ra các triệu chứng như da đỏ, khô, nứt và ngứa giữa các ngón chân.

Ngứa vùng bẹn và đùi trên

Bệnh gây nên cảm giác ngứa vùng bẹn và đùi trên xảy ra khi một loại nấm phát triển và lây lan ở vùng bẹn. Loại nấm này phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt, ấm áp.

Hắc lào

Hay còn được gọi là “lác” - là bệnh ngoài da do vi nấm cạn gây nên. Dấu hiệu nổi bật nhất là ngứa, nổi mẩn đỏ, mụn nước, ngứa ở vùng có tổn thương da cả ngày lẫn đêm.

Bệnh lang ben

Đây là một bệnh nấm da phổ biến và thường xuất hiện ở cổ hoặc cánh tay. Vùng da bị tổn thương có thể có màu hồng, nâu, màu đồng nhạt hoặc nhạt màu hơn so với vùng da xung quanh và có thể gây ngứa nhẹ.

Qua bài viết trên đây, Lily & WeCare đã cùng bạn đi tìm hiểu những yếu tố gây nấm da ở trẻ em và cách phòng tránh hiệu quả. Chúc các bạn và các em bé luôn có làn da mạnh khỏe.

Xem thêm:

  • Những bệnh về da thường gặp ở trẻ nhỏ
  • Khô da ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ bỉm sữa nhất định phải biết

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!