Nổi mề đay có được tắm không?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Mề đay là bệnh ngoài da thường gặp gây rất nhiều phiền toái trong sinh hoạt vì phải kiêng cữ khá nhiều thứ. Nếu bạn đang băn khoăn không biết bị nổi mề đay có được tắm không thì hãy tìm hiểu bài viết dưới đây của Lily & WeCare để có câu trả lời chính xác nhất cho mình nhé!

Mề đaylà bệnh ngoài da thường gặp gây rất nhiều phiền toái trong sinh hoạt vì phải kiêng cữ khá nhiều thứ. Nếu bạn đang băn khoăn không biết bị nổi mề đay có được tắm không thì hãy tìm hiểu bài viết dưới đây của Lily & WeCare để có câu trả lời chính xác nhất cho mình nhé!

Nổi mề đay có được tắm không?

Mề đay là bệnh gì?

Mề đay là tình trạng nổi nhiều đốm sần màu đỏ trên bề mặt da, xuất hiện các mụn nhỏ li ti màu hồng hoặc xanh trắng cùng những dạng như sẩn nhỏ, sẩn mụn nước hay xuất huyết. Bệnh gây ngứa ngáy khiến bệnh nhân phải gãi liên tục. Mề đay có thể đi kèm với những triệu chứng toàn thân như sốt cao, đau khớp, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, khó thở, nhức đầu và nặng nhất là trụy tim mạch (sốc phản vệ).

Nổi mề đay có được tắm không?

Mề đaythường xuất hiện đột ngột, nổi nhanh ở bất kỳ vùng da nào, có thể hợp lại thành mảng lan rộng khắp người, cũng có thể lặn ở chỗ này và nổi ở chỗ khác.

Đây là bệnh ngoài da khá phổ biến, có thể gặp ở bất kì lứa tuổi nào, nhiều nhất là ở trẻ nhỏ và phụ nữ độ tuổi từ 20 đến 40.

Nguyên nhân bị nổi mề đay?

- Do di truyền

- Dị ứng thời tiết

- Do yếu tố vật lý như chấn thương, cọ xát...

- Do dị ứng thức ăn như một số loại hải sản (tôm, cua, ghẹ, nghêu, sò, ốc, cá biển...) hoặc các chất kích thích (rượu, bia,...)

- Do virus, vi khuẩn, các loại ký sinh trùng tồn tại trong cơ thể

- Do thuốc men

- Do các bệnh hệ thống như lupan đỏ, u ác tính, cường giáp trạng, ...

- Do sự tác động của yếu tố tâm lý: Căng thẳng, lo âu, stress, xúc động, gắng sức, áp lực...

Vậy khi nổi mề đay có được tắm không?

Nổi mề đay có được tắm không?

Trước đây, mọi người thường quan niệm người mắc bệnh mề đay cần kiêng nước tuyệt đối và không được tắm. Tuy nhiên trên thực tế, quan niệm này là hoàn toàn sai lầm. Bạn không nhất thiết phải nhịn tắm, bởi việc này còn tùy thuộc vào nhiệt độ thời tiết, tình trạng bệnh, độ tuổi và cơ địa của từng người nữa.

Bởi vậy, khi bị bệnh nổi mề đay, bạn hoàn toàn có thể tắm nhưng tốt nhất là nên hạn chế tắm.

- Lưu ý khi tắm:

  • Không nên tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh mà hãy pha nước tắm có nhiệt độ thích hợp giúp cơ thể thấy dễ chịu. Tuyệt đối không nên lau người bằng nước ấm vì nhiệt độ cao sẽ khiến bệnh càng nặng hơn.
  • Nếu ngứa dữ dội, lấy một ít giấm thanh pha trong nước với tỷ lệ 1-2 để thoa hay tắm. Bạn cũng có thể dùng khăn lạnh đắp lên vùng ngứa cho vết sần lặn bớt.
  • Khi tắm, nên tìm nơi kín gió và hạn chế sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có chứa thành phần hóa học như sữa tắm, xà bông tắm. Tốt nhất hãy chọn cây các loại thuốc có tính mát như lá sài đất, kinh giới, ké đầu ngựa, kim ngân hoa,... sẽ làm giảm bớt cơn ngứa, tăng cường giải độc cơ thể, củng cố công năng miễn dịch và loại trừ phong, hàn, thấp, thử xâm nhập vào máu, giúp điều trị mề đay hiệu quả.

Cách chữa trị bệnh nổi mề đay hiệu quả

Nổi mề đay có được tắm không?

- Người bệnh cần có chế độ ăn uống tốt: nên ăn nhẹ, giảm ăn muối trong khẩu phần ăn hàng ngày. Cần bổ sung những loại thực phẩm có tính giải nhiệt như trái cây, rau xanh, nước ép,... nhằm loại bỏ độc tố và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

- Tránh việc sử dụng các chất kích thích, cay nóng vì chúng có thể làm gia tăng phản ứng quá mẫn gây dị ứng, khiến bệnh nặng hơn. Ngoài ra, tuyệt đối không ăn hải sản, hạn chế thức ăn giàu đạm...

- Hạn chế gãi và không dùng tay chà sát mạnh lên vùng da bị mề đay, điều này sẽ gây nên nhiều tổn thương cho da.

Không nên làm việc quá nặng nhiều, để tránh việc cơ thể ra nhiều mồ hôi.

- Nên hạn chế ra ngoài vì gió, nắng nóng, lạnh sẽ khiến mề đay nổi nhiều và nặng hơn. Nếu có việc gấp phải ra ngoài, hãy dùng biện pháp che chắn bảo vệ cơ thể cẩn thận như đội nón, mặc áo khoác, mũ, đeo găng tay...

Mong rằng qua bài viết trên sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi “Bị nổi mề đay có được tắm không?”. Chúc bạn mau chóng khỏe mạnh và thoát khỏi căn bệnh phiền toái này!

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!