Nỗi niềm khó nói của mẹ nhiều sữa sau sinh "khổ hay sướng"

Bạn Cần Biết - 04/26/2024

Sau khi sinh, nếu mẹ ít sữa thì sẽ cảm thấy lo lắng vô cùng vì không biết phải làm thế nào mới đủ sữa cho con ti. Thế nhưng, cũng nhiều mẹ cũng lại buồn phiền vì sữa về quá nhiều. Hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu những nỗi niềm khó nói của những mẹ nhiều sữa sau sinh để xem cách khắc phục là như thế nào.

Sau khi sinh, nếu mẹ ít sữa thì sẽ cảm thấy lo lắng vô cùng vì không biết phải làm thế nào mới đủ sữa cho con ti. Thế nhưng, cũng nhiều mẹ cũng lại buồn phiền vì sữa về quá nhiều. Hãy cùng Lily & WeCaretìm hiểu những nỗi niềm khó nói của những mẹ nhiều sữa sau sinh để xem cách khắc phục là như thế nào.

Mẹ nhiều sữa sau sinh cũng thấy khổ

Sau khi sinh, nếu mẹ có quá nhiều sữa mà bé lại ti không kịp hoặc bé không chịu ti sẽ khiến cho vú bị căng sữa, căng cứng khiến mẹ cảm thấy bị đau nhức, khó chịu. Chưa kể nhũ hoa của mẹ sẽ có nguy cơ bị viêm nhiễm và vô cùng đau, sữa chảy ra quá nhiều mà em bé lại không bú sẽ tạo sự bất tiện cho mẹ. Hơn nữa, mẹ còn cảm thấy rất đau mỗi khi cử động hoặc có gì đó chạm phải ngực. Sữa nhiều cũng khiến em bé dễ bị sặc do lượng sữa xuống quá nhiều cùng lúc.

Nỗi niềm khó nói của mẹ nhiều sữa sau sinh "khổ hay sướng"

Làm sao để hạn chế được tình trạng này?

Để có thể hạn chế tình trạng này, mẹ có thể áp dụng các cách như sau:

– Mẹ có thể hạn chế cho bé bú sữa đầu cữ mà hãy cho bé bú sữa cuối. Ở sữa cuối cữ sẽ có chứa nhiều chất kem và có đầy đủ những vitamin tan trong mỡ sẽ giúp cho bé được no hơn và nhận được những dinh dưỡng tốt nhất.

– Nên nén sữa ở bầu ngực lại, cho chúng lưu thông từ từ bởi dòng chảy của sữa mẹ nhiều có thể sẽ gây ra khó khăn khi em bé bú. Bé bú quá nhiều sữa cùng một lúc dễ dàng bị nghẹn, sặc.

– Hãy sử dụng một máy hút sữa để có thể loại bỏ dòng sữa nhạt và nhiều chất béo của sữa đầu cữ bú.

– Để giúp mẹ nhiều sữa sau sinh có thể không gặp phải những rắc rối không đáng cơ, các mẹ hãy nằm khi cho con bú, hoặc để bé nằm lên trên bạn. Như vậy sẽ khiến hạn chế dòng chảy mạnh của sữa, sữa sẽ chảy chậm lại và mẹ có thể bắt đầu cho con bú thuận lợi hơn.

– Mẹ nên cho con bú ở một vị trí dựa mình.

– Mẹ nên cho bé bú một bên vú để có thể làm giảm sự tăng tiết sữa và lượng sữa cũng được giảm đi đáng kể.

– Khi mẹ có quá nhiều sữa, hãy hút chúng ra ngoài và bảo quản bằng cách để đông đá. Cách này có thể giúp mẹ bảo quản được sữa trong vòng 6 tháng với nhiệt độ -18 độ C.

Nỗi niềm khó nói của mẹ nhiều sữa sau sinh "khổ hay sướng"

Sữa mẹ có thể bảo quản ở nhiệt độ 18 độ C

– Mẹ cũng nên đi khám bác sĩ để kiểm tra chức năng của tuyến giáp xem có vấn đề gì hay không. Cường giáp và viêm tuyến giáp sau khi sinh được liên kết để tạo ra lượng sữa dồi dào.

– Mẹ nên mang áo ngực đúng kích cỡ, ôm vào ngực để giúp không bị chảy sệ, không cảm thấy đau tức hay khó chịu.

– Tránh hút sữa quá nhiều bởi nó sẽ khiến cho mẹ nhiều sữa sau sinhvô tình làm tăng sản lượng sữa của mình.

– Mẹ có thể đặt gạc lạnh hoặc lá bắp cải lên trên ngực để giảm bớt sự khó chịu, nó cũng giúp làm giảm nguồn sữa của mẹ.

– Hãy xin ý kiến chỉ định của bác sĩ về sử dụng thuốc tránh thai hoặc những loại thuốc khác để xem chúng có thể giúp mẹ làm giảm sữa hay không. Thế nhưng, chị em cũng phải rất cẩn thận để không làm giảm nguồn cung sữa cho bé.

– Nếu quá nhiều, bé ti không hết, mẹ hãy bơm và tặng sữa của mình cho ngân hàng sữa. Hoặc mẹ cũng có thể tìm hiểu và chia sẻ sữa của mình với những mẹ có hoàn cảnh không có sữa cho con bú.

Như vậy, mẹ sau sinh nhiều sữa cho con bú là một điều may mắn nhưng cũng chính là gánh nặng đối với mỗi chị em. Hãy thử áp dụng các phương án như trên để khắc phục những vất vả này. Chị em cũng có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để giúp cơ thể khó chịu khi sữa về quá nhiều.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!