Nữ ca sĩ xinh đẹp gây sốc vì dán kín miệng khi ngủ, sự thật về kỹ thuật Buteyko phía sau khiến chúng ta choáng váng hơn nhiều

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Ca sĩ Andien khẳng định, việc dán miệng khi ngủ giúp cô ngủ ngon hơn, ngăn chặn tình trạng khô họng, thậm chí thoát khỏi chứng hôi miệng.

Andien, một ca sĩ nổi tiếng người Indonesia, đã gây sốc cho người hâm mộ khi cô đăng một câu chuyện dài trên Instagram về hơi thở - cùng với những bức ảnh của cô, chồng cô và đứa con trai 2 tuổi đã dán miệng khi ngủ.

Cô tiết lộ rằng gia đình cô đã tập luyện một thứ gọi là Buteyko trong 3 tháng qua. Nó liên quan đến việc tìm cách thở bằng mũi - một trong số những giải pháp hiệu quả nhất để ngậm miệng khi ngủ.

Andien khẳng định, dán miệng khi ngủ giúp cô ngủ ngon hơn, ngăn chặn tình trạng khô họng, thậm chí thoát khỏi chứng hôi miệng.

Nữ ca sĩ xinh đẹp gây sốc vì dán kín miệng khi ngủ, sự thật về kỹ thuật Buteyko phía sau khiến chúng ta choáng váng hơn nhiều

Andien, một ca sĩ nổi tiếng người Indonesia, đã gây sốc cho người hâm mộ khi cô đăng những bức ảnh của gia đình cô với miếng băng dính dán miệng lại khi ngủ.

Tuy nhiên, sử dụng dán miệng lại khi ngủ có an toàn cho sức khỏe của bạn không?

Kỹ thuật Buteyko là gì?

Kỹ thuật Buteyko được phát triển lần đầu tiên vào những năm 1950 bởi bác sĩ cùng tên đến từ Liên Xô, Konstantin Pavlovich Buteyko. Ông tin rằng tình trạng hô hấp, đặc biệt là hen suyễn, có thể liên quan đến cách thở của mọi người. Ông tin rằng nếu bệnh nhân được dạy thở đúng cách, thông qua mũi, các vấn đề về phổi của họ sẽ biến mất.

Gần 7 thập kỷ sau đó và liệu pháp thay thế vẫn còn phổ biến, với các học viên Buteyko trên toàn thế giới hiện đang ca ngợi những lợi ích của các bài tập thở và khép miệng để ngủ.

Nữ ca sĩ xinh đẹp gây sốc vì dán kín miệng khi ngủ, sự thật về kỹ thuật Buteyko phía sau khiến chúng ta choáng váng hơn nhiều

Ngưng thở khi ngủ là khi đường thở của ai đó bị chặn hoặc hạn chế trong khi họ ngủ, điều đó có nghĩa là họ không thể thở dễ dàng. Kết quả là họ có được giấc ngủ chất lượng kém, có thể dẫn đến mệt mỏi, trầm cảm và các bệnh khác.

Đây cũng là lý do tại sao những người mắc chứng ngáy. Patrick McKeown, người sáng lập Phòng khám Buteyko Quốc tế, nói với BBC rằng 'thở bằng miệng là một yếu tố góp phần lớn vào chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA)' vì nó có thể đẩy lưỡi trở lại và cản trở đường thở. Vị chuyên gia này cũng khẳng định, dùng miếng dán miệng khi ngủ sẽ ngăn chặn tình trạng này.

Kỹ thuật Buteyko có thể cải thiện chứng ngưng thở khi ngủ nhưng không nên 'thần thánh hóa'

'Tôi hiểu tại sao nên thở bằng mũi, nhưng hầu hết mọi người không mở miệng trừ khi họ khó thở bằng mũi', BS Kathleen Yaremchuk, bác sĩ phẫu thuật tai mũi họng và chuyên gia về giấc ngủ ở Detroit, nói với BBC.

Một người mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ không thể ngăn chặn tình trạng 'chỉ bằng cách ngậm miệng lại'. Các thiết bị mà bạn sử dụng khi bị ngưng thở khi ngủ cho phép hàm đưa về phía trước khi bạn đeo chúng, vì vậy sẽ giúp điều trị chứng ngưng thở khi ngủ - nhưng nó không chỉ là ngậm miệng, mà còn đưa ra phía trước để bắt buộc mở đường thở.

Nữ ca sĩ xinh đẹp gây sốc vì dán kín miệng khi ngủ, sự thật về kỹ thuật Buteyko phía sau khiến chúng ta choáng váng hơn nhiều

Không có bằng chứng thuyết phục nào trong tài liệu y khoa cho thấy chúng ta nên dùng kỹ thuật Buteyko để chữa chứng ngưng thở khi ngủ.

GS Nirmal Kumar, một bác sĩ tai mũi họng và chủ tịch của tổ chức y tế Anh ENT UK, đồng ý và nói với BBC rằng 'không có bằng chứng thuyết phục nào trong tài liệu y khoa cho thấy chúng ta nên dùng kỹ thuật Buteyko để chữa chứng ngưng thở khi ngủ'.

Ông nói thêm rằng thực hiện bất kỳ bài tập thở nào - Buteyko hay không - nói chung có thể cải thiện bệnh hen suyễn và các triệu chứng hô hấp khác, đó có thể là lý do tại sao mọi người tin rằng nó hữu ích nhưng các bài tập thở là 'một phần của lời khuyên và cách điều trị tiêu chuẩn được bác sĩ khuyên dùng mà thôi'.

Những rủi ro khi thực hiện kỹ thuật Buteyko

Thực tế thì kỹ thuật Buteyko không phát huy giá trị chữa bệnh, giới chuyên gia khẳng định điều này còn có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.

GS Nirmal Kumar nói: 'Nếu bị bệnh và phải nôn mửa, dùng miếng dán miệng khi ngủsẽ làm bạn thấy khó chịu hơn. Trong trường hợp xấu hơn, bạn có thể bị sặc hóc rất nguy hiểm. Đặc biệt với trẻ nhỏ, ngay cả những học viên Buteyko cũng cấm nhóm đối tượng này', .

'Đối với trẻ nhỏ, dùng miếng dán miệng khi ngủ có thể thực hành khi đủ 5 tuổi nhưng tuyệt đối không được dán băng trực tiếp lên môi. Ngoài ra, trẻ nhỏ có thể bị ốm thường xuyên, khó thở hơn nếu chỉ thở thông qua đường mũi', chuyên gia cảnh báo thêm.

(Nguồn: BBC, Guardian, Health)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!