Nước mắm - tinh túy từ cá được ủ trong nhiều năm với muối là một trong những “đặc trưng” của nền ẩm thực Việt Nam, góp mặt trong mỗi bữa cơm gia đình, giúp món ăn thêm đậm đà hấp dẫn.
Là người nội trợ tiêu dùng hàng ngày có thể thấy dễ dàng trên thị trường đang tràn lan các loại nước mắm với đủ loại thương hiệu, tuy nhiên, ít ai để ý tới các thông tin công bố về chất lượng sản phẩm. Một lý do đơn thuần, người sử dụng nghĩ đây là sản phẩm thủ công... Liệu bạn có biết nhà mình đang sử dụng loại nước mắm nào, có thành phần, nguồn gốc ra sao?
Bên cạnh đó, việc không rõ ràng trong công bố chất lượng nước mắm khiến không ít người mua tin vào quảng cáo mà chọn phải những loại nước chỉ là “giống nước mắm”.
Thông tin cần biết khi sử dụng nước mắm
Đừng chủ quan với chính sức khỏe của mình bởi chính nước mắm tuy “nhỏ” nhưng liệu bạn có an tòan khi sử dụng nước mắm không đảm bảo. Bạn có biết theo TCVN 5107/2003, thành phần quan trọng nhất của nước mắm là hàm lượng đạm. Bởi đây là thành phần chủ yếu quyết định giá trị dinh dưỡng của nước mắm.
Chính độ đạm là một thành tố tạo nên vị ngọt của nước mắm, độ đạm càng cao thì nước mắm càng thơm ngon. Nước mắm được chia làm bốn loại, tương ứng như sau: loại đặc biệt có độ đạm là 30 độ, loại thượng hạng 25 độ đạm, loại hạng 1 là 15 độ đạm, còn loại hạng 2 (loại thấp nhất) 10 độ đạm.
Nếu tuân thủ theo đúng quy định hiện hành thì dù độ đạm cao hay thấp thì nhà sản xuất đều phải ghi rõ trên nhãn. Nhưng nếu để ý kỹ trên bao bì sản phẩm thì chỉ có một số sản phẩm ghi rõ độ đạm trên nhãn, rất nhiều chai nước mắm không ghi độ đạm mà chỉ ghi bao nhiêu gam protein hoặc nitơ.
Bên cạnh đó, nhiều nhà sản xuất đánh vào tâm lý người tiêu dùng quảng cáo là nước mắm truyền thống nhưng trong thành phần lại có hương nước mắm tổng hợp, chất điều vị, màu tổng hợp...
Cho tới loại nước mắm cao cấp được quảng cáo làm bằng phương pháp ủ chượp truyền thống từ nguồn cá cơm tươi thượng hạng nhưng khi xem trên bao bì thì không ghi rõ hàm lượng nitơ toàn phần là bao nhiêu, chỉ đơn giản như lài: không nhỏ hơn 40g/l.
Rất nhiều sản phẩm không ghi rõ lượng đạm mà chỉ thông báo chỉ số về kcal, chất béo, tinh cốt nước mắm cá cơm, muối, chất điều vị, hương nước mắm tổng hợp, chất tạo ngọt tổng hợp, chất ổn định, màu tự nhiên, hàm lượng nitơ toàn phần ghi không cụ thể mà ghi không nhỏ hơn 12g/l.
Đặc biệt, với nhiều người sử dụng nước mắm vitamin (được gọi là nước mắm dinh dưỡng) đã vô tình quên xem tới chỉ số về lượng đạm mà chỉ quan tâm tới loại vitamin chung chung ghi trên bao bì.
Có nên thêm mắm, muối vào cháo, bột của trẻ dưới 1 tuổi?
Thói quen chấm chung nước mắm cực nguy hiểm của người Việt
Sai lầm tai hại khi ướp gia vị hầu như ai cũng mắc phải
Mẹ đã biết 8 điều giúp trẻ ăn dặm đúng chuẩn chưa?
Công thức ăn dặm cho trẻ ăn dặm không lên cân được
2
Thực tế sản xuất nước nắm ở một số cơ sở
Theo 1 đại diện một doanh nghiệp nước mắm Nha Trang tại TP.HCM, thì nếu nước mắm không có đủ độ mặn cần thiết sẽ dễ bị biến chất, bốc mùi thối. Vì vậy, đa phần các doanh nghiệp nước mắm công nghiệp đi mua nước mắm từ các cơ sở nước mắm truyền thống về pha lại. Trong khi mua, nếu mua được nước mắm cốt thì tốt, nhưng nhiều đơn vị mua cả những nước mắm đã pha loãng, đồng nghĩa với việc giảm lượng đạm trong nước mắm và dễ khiến nước mắm bị hỏng nhanh. Để chống hư hỏng nước mắm, những nhà sản xuất nước mắm công nghiệp bắt buộc phải dùng các hóa chất chống thối, phụ gia, hương liệu...
Một bất cập dễ thấy đó chính là những người làm nước mắm truyền thống không có điều kiện xây dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh cũng như sản phẩm... vì vậy người tiêu dùng khó tiếp cận và không được sử dụng các loại nước mắm này. Bên cạnh đó thì, nước mắm công nghiệp sản xuất với quy trình dễ dãi, thiên về quảng cáo, tiếp thị, không minh bạch về thông tin sản phẩm... lại biến những loại nước mắm bình thường thành nước mắm hương cá hồi, nước mắm ủ. Nên việc người tiêu dùng vô tình sử dụng “nước mắm mà không phải nước mắm”.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!