Parkinson

Bệnh A-Z - 05/03/2024

Tìm hiểu về bệnh Parkinson trên Hello Bacsi sẽ cho bạn biết về triệu chứng, nguyên nhân, nguy cơ và cách điều trị bệnh hiệu quả.

Tìm hiểu về bệnh Parkinson trên Hello Bacsi sẽ cho bạn biết về triệu chứng, nguyên nhân, nguy cơ và cách điều trị bệnh hiệu quả.

Tìm hiểu chung

Tìm hiểu chung

Bệnh Parkinson là bệnh gì?

Bệnh Parkinson là một rối loạn kéo dài ở hệ thần kinh có thể gây ảnh hưởng đến khả năng vận động. Bệnh phát triển chậm trong nhiều năm, đôi khi bắt đầu với triệu chứng run ở một bàn tay. Ngoài ra, bệnh còn thường gây cứng cơ hoặc vận động chậm.

Hiện nay, bệnh Parkinson chưa thể điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc để làm giảm bớt các triệu chứng. Trong một số ít trường hợp, bệnh nhân có thể phải cần phẫu thuật vùng não để cải thiện các triệu chứng này.

Triệu chứng thường gặp

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Parkinson là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Parkinson có thể khác nhau ở nhiều người. Ban đầu, các dấu hiệu có thể rất mơ hồ và khó nhận biết. Triệu chứng thường bắt đầu ở một bên cơ thể và sau đó ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.

Các dấu hiệu và triệu chứng khi bệnh nặng lên là:

  • Run nhẹ ở bàn tay hoặc ngón tay là một trong những triệu chứng đầu tiên. Triệu chứng này thường được quan sát đầu tiên khi thay đổi chữ viết tay hoặc khi bạn gặp vấn đề với những cử động tinh vi (như gài nút áo). Run (kiểu vê thuốc) hoặc run xảy ra ở một hoặc cả hai bàn tay, đặc biệt là lúc nghỉ ngơi;
  • Cứng cơ;
  • Các hoạt động vận động chậm dần;
  • Gặp khó khăn khi đi lại (đặc biệt là lúc bắt đầu đi);
  • Khó giữ thăng bằng;
  • Khó nuốt;
  • Hay chảy nước bọt;
  • Mất biểu cảm trên mặt;
  • Khó khăn khi nói và viết.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Gặp bác sĩ nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Parkinson. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra bệnh Parkinson là gì?

Khi bị bệnh Parkinson, các tế bào thần kinh nhất định (nơron) trong não dần chết đi. Thiếu hụt nơron có thể tạo ra một chất hóa học được gọi là dopamine. Nồng độ dopamine giảm có thể gây ra những bất thường ở não ảnh hưởng đến vận động, từ đó dẫn đến bệnh Parkinson.

Nguyên nhân gây ra sự thiếu hụt nơron vẫn chưa rõ, tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng các yếu tố sau có thể có liên quan đến hiện tượng này:

  • Gen di truyền: các nhà nghiên cứu đã tìm ra một loại đột biến gen có thể gây ra bệnh Parkinson;
  • Môi trường sống: phơi nhiễm với chất độc hại hoặc môi trường ô nhiễm có thể gây bệnh Parkinson, tuy nhiên vẫn chưa có kết luận chính thức cho điều này;
  • Sự hiện diện của thể Lewy và có A-synuclein bên trong thể Lewy: đây là những chất trong tế bào não bộ có thể gây ra bệnh Parkinson.

Nguy cơ mắc phải

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh Parkinson?

Bệnh Parkinson thường xuất hiện ở người trên 60 tuổi. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể bắt đầu sớm hơn. Nam giới thường mắc bệnh nhiều hơn nữ giới. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết đối với trường hợp của bạn.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson?

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson, bao gồm:

  • Tuổi tác: người trẻ tuổi hiếm khi bị bệnh Parkinson. Bệnh thường xuất hiện ở lứa tuổi trung niên hoặc trễ hơn, khoảng từ 60 tuổi trở đi;
  • Di truyền: có người thân bị bệnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson;
  • Giới tính: nam có nguy cơ mắc bệnh Parkinson cao hơn nữ;
  • Tiếp xúc hóa chất: tiếp xúc liên tục với thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh của bạn.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị hiệu quả

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh Parkinson?

Bác sĩ đưa ra chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh lý và khám lâm sàng. Không có xét nghiệm nhất định nào để chẩn đoán chính xác bệnh Parkinson. Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm, chụp cộng hưởng từ (MRI) và chụp CT để loại trừ các bệnh lý khác. Ngoài việc thăm khám, bác sĩ có thể chỉ định dùng carbidopa-levodopa, thuốc điều trị bệnh Parkinson. Nếu bạn cải thiện triệu chứng rõ rệt khi dùng thuốc này thì bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác rằng bạn đã mắc bệnh Parkinson. Đôi khi có thể mất nhiều thời gian để chẩn đoán bệnh. Bác sĩ có thể gợi ý bạn đến gặp bác sĩ nội thần kinh để tái khám định kỳ, đánh giá các triệu chứng và chẩn đoán bệnh.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh Parkinson?

Hiện không có phương pháp nào giúp điều trị bệnh Parkinson, tuy nhiên các triệu chứng bệnh có thể được ngăn chặn và kiểm soát bằng các biện pháp như:

Dùng thuốc

Thuốc giúp bệnh nhân kiểm soát các vấn đề về đi lại, cử động và run. Những loại thuốc giúp tăng nồng độ dopamine, bao gồm: carbidopa-levodopa, chất đồng vận dopamine, chất ức chế MAO-B, chất ức chế COMT, thuốc kháng choline, amantadine. Bệnh nhân có thể phải uống thuốc suốt đời để điều trị triệu chứng hoặc làm chậm tiến triển của bệnh.

Phẫu thuật

Nếu bệnh nhân không đáp ứng tốt với thuốc, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật định vị 3 chiều có thể tiêu diệt các tế bào não gây ra rối loạn vận động một cách cẩn thận, có tác dụng làm ngưng hoặc giảm run. Một phẫu thuật khác là cấy ghép tế bào từ phôi vào não. Các tế bào này sẽ đảm nhiệm công việc của những tế bào bị ảnh hưởng. Loại phẫu thuật thứ ba là đặt điện cực nhỏ vào trong não để kích thích các phần bị bệnh.

Về sau, bạn sẽ cần phải được giúp đỡ trong các hoạt động thường nhật. Các chuyên gia trị liệu có thể hỗ trợ bạn thực hiện điều này.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh Parkinson?

Bệnh Parkinson có thể được hạn chế nếu bạn:

  • Dùng thuốc theo đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ;
  • Tập luyện mỗi ngày, chẳng hạn như đi bộ, để giúp các cơ được linh hoạt và khoẻ mạnh.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!