Phải làm gì khi mũi bạn bị chảy máu cam?

Sơ cứu & Phòng ngừa - 04/28/2024

Chảy máu cam là hiện tượng máu chảy từ đường mũi. Bạn cần biết cách xử lý nhanh khi chưa biết nguyên nhân gây ra để hạn chế rủi ro.

Chảy máu camlà hiện tượng máu chảy ra từ đường mũido một số tác độnggây ra. Dù không biết chính xác lý do mình bị chảy máu cam thì bạn cần phải biết cách xử lý nhanh để hạn chế rủi ro.

Chảy máu cam có thể xảy ra bên trong hoặc ở phía sau mũi do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Chảy máu bên trong mũi

Phần lớn chảy máu cam là do chảy máu ở bên trong mũi, có nghĩa là máu chảy từ thành giữa hai lỗ mũi (phía dưới vách ngăn), ngay bên trong mũi. Đây là một khu vực chứa nhiều mạch máu nhỏ dễ bị tổn thương. Nguyên nhân bao gồm:

  • Ngoáy mũi, đặc biệt nếu móng tay nhọn cạo vào bên trong mũi;
  • Hỉ mũi quá mạnh;
  • Một vết thương nhỏ trong mũi;
  • Mũi bị nghẹt do nhiễm trùng như bị cảm lạnh hoặc cúm;
  • Viêm xoang;
  • Không khí khô hoặc nhiệt độ môi trường cao làm khô bên trong mũi;
  • Sốt cỏ khô (sốt mùa hè) hoặc các bệnh dị ứng khác;
  • Đang ở trên cao (đi máy bay);
  • Sử dụng quá nhiều chất gây nghẹt mũi;
  • Mũi khoằm tự nhiên khi sinh ra (bẩm sinh) hoặc kết quả của chấn thương (vách ngăn lệch);
  • Chảy máu mũi ở trẻ em thường gặp hơn, thường không có dấu hiệu chuyển biến nghiêm trọng và có thể điều trị một cách dễ dàng tại nhà.

Chảy máu cam phía sau mũi

Chảy máu cam phía sau mũi là máu chảy bắt nguồn từ động mạch cung cấp máu cho không gian bên trong mũi, nằm giữa mái vòm miệng và não (khoang mũi). Chảy máu cam dạng này thường gặp ở người lớn hơn trẻ em. Hiện tượng này có thể nghiêm trọng hơn chảy máu cam bên trong mũi và lượng máu chảy ra sẽ nhiều hơn, do đó chảy máu cam phía sau mũi cần sự can thiệp và chữa trị từ bác sĩ. Nguyên nhân gây chảy máu sau mũi bao gồm:

  • Bị va đập vào đầu hoặc té ngã;
  • Bị gãy hoặc vỡ mũi;
  • Sau khi phẫu thuật mũi;
  • Động mạch cứng (xơ vữa động mạch) ;
  • Tác dụng phụ của aspirin và thuốc chống đông máu như warfarin và heparin;
  • Khối u trong hốc mũi;
  • Bất thường đông máu – như bệnh rối loạn đông máu (Hemophilia) hay bệnh von Willebrand;
  • Do di truyền (HHT) ảnh hưởng đến các mạch máu;
  • Bệnh bạch cầu (rất hiếm);
  • Huyết áp cao (cao huyết áp) làm chảy máu cam và có thể khó chặn máu chảy hơn.

Làm thế nào để ngưng chảy máu cam?

Trước hết bạn phải bình tĩnh. Nếu bạn bắt đầu lo lắng, máu sẽ càng chảy nhiều hơn. Hãy cố gắng thư giãn cơ thể hết mức có thể. Bạn nên ngồi xuống và không nên nằm, giữ đầu thẳng.

Bạn hướng người một chút về phía trước để máu không chảy xuống cổ họng.

Bạn bóp mũi lại bằng cách sử dụng ngón tay cái và ngón trỏ để giữ lỗ mũi đóng trong 5 đến 10 phút, trong lúc đó hãy tạm thở bằng miệng. Chỗ bị bóp sẽ gây áp lực lên khu vực chảy máu và có thể khiến máu ngừng chảy.

Một khi máu đã ngưng, bạn đừng chạm vào hoặc hỉ mũi bởi nếu không máu lại chảy lần nữa. Tuy nhiên nếu máu đã ngưng chảy hoàn toàn sau một khoảng thời gian, bạn có thể hỉ mũi nhẹ để loại bỏ các cục máu đông.

Làm thế nào để ngăn ngừa chảy máu cam?

Bạn không thể hoàn toàn ngăn ngừa chứng chảy máu cam xảy ra, nhưng có một số việc bạn có thể làm để giúp giảm bớt nguy cơ chảy máu:

  • Giữ ẩm bên trong mũi. Bên trong mũi bị khô có thể gây chảy máu cam. Sử dụng bông tăm để nhẹ nhàng bôi một lớp dầu mỏng vào lỗ mũi ba lần một ngày, kể cả trước khi đi ngủ. Bạn cũng có thể sử dụng thuốc mỡ kháng sinh như Bacitracin hoặc Polysporin;
  • Bạn có thể sử dụng nước muối nhỏ mũi hoặc phun thuốc vào lỗ mũi để giữ bên trong mũi ẩm ướt;
  • Sử dụng máy làm ẩm. Lỗ mũi của bạn có thể bị khô vì không khí trong nhà quá khô hanh.
  • Không hút thuốc vì có thể gây kích thích khô mũi;
  • Bạn đừng ngoáy mũi. Bên cạnh đó, không hỉ mũi hay ngoáy mũi quá mạnh tay. Nếu con bạn bị chảy máu cam do ngoáy mũi, hãy cắt ngắn móng tay cho bé và dạy bé không được làm vậy.

Bạn không nên sử dụng thuốc cảm lạnh và dị ứng quá thường xuyên bởi những loại thuốc này có thể làm khô mũi. Trong một số trường hợp, vài loại thuốc nhất định có thể gây chảy máu cam hoặc làm cho máu chảy nặng hơn. Bạn cần thảo luận về các loại thuốc với bác sĩ trước khi dùng.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Cách hết nghẹt mũi khi ngủ từ tự nhiên bạn có thể thử tại nhà
  • Tất cả những điều bạn cần biết về viêm mũi dị ứng
  • Mẹo đơn giản tiêu diệt mầm bệnh trong nhà nhanh tích tắc

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!