Vợ hoặc chồng ngáy ngủ có thể ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ của người khác. Nó không những dẫn đến các buổi sáng mệt mỏi mà còn là kết quả của các cuộc tan vỡ hôn nhân. Vậy phải làm gì khi nằm với người ngủ ngáy? Cùng theo dõi bài viết của Lily & WeCare để tìm câu trả lời nhé!
Nguyên nhân của chứng ngủ ngáy
Tình trạng ngáy khi ngủ xảy ra khi dòng khí được hít thở qua mũi và miệng bị ngăn cản hoặc tắc nghẽn bởi nhiều nhân tố khác nhau như:
Nghẹt mũi hoặc đường thở trong mũi bị tắc do nhiều người chỉ ngáy theo mùa, trong thời gian đó họ bị một loại dị ứng như viêm xoang hoặc viêm mũi dị ứng.
Các vấn đề trong cơ họng và cơ lưỡi: một số người có các cơ ở họng và lưỡi ít hoạt động, chúng liên tục trùng xuống và tạo áp lực lên đường thở. Tuổi tác càng cao, những cơ này càng kém vận động hơn trước.
Các vấn đề về mô họng: tình trạng thừa cân béo phì có thể khiến mô họng trở nên kềnh càng và kém linh động.
Vòm miệng, lưỡi gà dài có thể gây tắc nghẽn đoạn đường thở từ mũi xuống họng làm phát ra tiếng ngáy.
Phải làm gì khi nằm với người ngủ ngáy?
Khinằm với người ngủ ngáymà tiếng ngáy không ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn thì bạn có thể bỏ qua. Nếu tình trạng ngủ ngáy nghiêm trọng đến mức ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn thì bạn có thể mách người thân của mình áp dụng một số giải pháp tự nhiên hoặc thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày để khắc phục chứng ngủ ngáy.
Uống nước ấm trước khi đi ngủ
Uống nước ấm trước khi đi ngủ là một trong những cách để điều trị tật ngủ ngáy. Nó giúp tạo độ ẩm cho cổ họng giúp hạn chế tình trạng ngáy khi ngủ. Ngoài ra, trước khi ngủ, không nên sử dụng các loại thuốc an thần và đồ uống có cồn. Đây được coi là kẻ thù gây kích thích và làm ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh. Chúng chính là nguyên nhân khiến cho các cơ ở cổ họng bị nới lỏng hơn và gây nên chứng ngủ ngáy.
Giảm cân (đối với người béo phì)
Thừa cân là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tật xấu ngủ ngáy. Những người này thường có phần cổ to và dày, khiến đường hô hấp bị hẹp hơn, dễ gây nên những âm rung khi lưỡi và họng tiếp xúc với phần mềm là vòm miệng và lưỡi gà. Vì thế, nếu thuộc tuýp người có cân nặng dư thừa thì hãy lưu ý nhé!
Nên thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau củ và hoa quả, hạn chế dầu mỡ... Ngoài ra, chúng mình cũng nên tập luyện thể thao một cách thường xuyên và đều đặn. Điều này vừa có tác dụng giảm béo lại giúp rèn luyện sức khỏe.
Thay đổi tư thế ngủ
Các tư thế nằm ngửa có thể khiến cho lưỡi và vòm miệng có xu hướng đổ xuống họng, va chạm với thành họng gây ra âm thanh, tức tiếng ngáy trong khi ngủ. Chuyển qua tư thế nằm nghiêng sẽ giúp hạn chế tình trạng này.
Ngoài ra, cũng nên nằm gối cao hơn một chút để các luồng khi trong cổ họng di chuyển dễ dàng hơn theo đường thẳng. Cách này cũng giúp hạn chế tật ngủ ngáy đấy!
Rèn luyện thói quen ngủ nghỉ điều độ
Việc sinh hoạt với giờ giấc thất thường cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ngủ ngáy nghiêm trọng không kém gì lạm dụng bia rượu. Nếu làm việc liên tục nhiều giờ mà không ngủ, bạn có thể rơi vào tình trạng mệt mỏi quá độ, thậm chí gần như kiệt sức.
Khai thông đường thở
Nếu ngáy do nghẹt hoặc tắc nghẽn đường thở, các biện pháp thông mũi sẽ giúp giải quyết vấn đề. Bạn có thể đi tắm sớm bằng nước ấm, rửa mũi của mình bằng nước muối.
Ngoài ra, nếu bạn biết chắc mình ngủ ngáy do tắc nghẽn ở mũi chứ không phải do các vấn đề ở vòm miệng, băng dán thông mũi (nasal strips) có thể hữu ích với bạn.
Thường xuyên thay tấm trải giường, bao gối và giữ vệ sinh phòng ngủ
Bụi trong không khí, các tác nhân gây dị ứng trong phòng ngủ hoặc trên giường cũng có thể khiến bạn ngủ ngáy. Những con mạt bụi nhà trú ẩn trong giường nệm có thể khiến người ngủ bị dị ứng, dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu khác nhau bao gồm cả ngủ ngáy. Những ai có thói quen cho vật nuôi ngủ trên giường mình cũng có nguy cơ dị ứng với lông thú hoặc nhiều tác nhân khác do con vật mang lại, gây ra tình trạng ngáy trong khi ngủ.
Phương Nguyễn
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!