Phải làm sao khi trẻ kém giao tiếp do chậm phát triển?

Kiến Thức Y Học - 04/29/2024

Trong quá trình nuôi con, nếu bạn thấy bé nhà mình không có nhu cầu bú mẹ, tình trạng này kéo dài vài tháng, đồng thời trẻ có những biểu hiện như ít cựa quậy, không khóc hoặc có thì khóc rất ít, chậm cười và chậm phản ứng theo tiếng động,... thì rất có thể con bạn đã mắc chứng bệnh chậm phát triển. Vậy phải làm sao khi trẻ kém giao tiếp, chậm phát triển như vậy?

Trong quá trình nuôi con, nếu bạn thấy bé nhà mình không có nhu cầu bú mẹ, tình trạng này kéo dài vài tháng, đồng thời trẻ có những biểu hiện như ít cựa quậy, không khóc hoặc có thì khóc rất ít, chậm cười và chậm phản ứng theo tiếng động,... thì rất có thể con bạn đã mắc chứng bệnh chậm phát triển. Vậy phải làm sao khi trẻ kém giao tiếp, chậm phát triển như vậy?

Nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ chậm phát triển

Yếu tố di truyền, những tác động gây ảnh hưởng đến mẹ trong quá trình mẹ mang thai bé, trẻ gặp vấn đề khi sinh, mắc các bệnh trong những năm tháng đầu đời hay thiếu sự kích thích của môi trường xã hội bên ngoài,... là những nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ kém giao tiếp, chậm phát triển.

Một số trẻ mắc chứng tự kỷ bẩm sinh hay mắc hội chứng Down, điều này cũng khiến trẻ mắc bệnh chậm phát triển. Một số trẻ do thiếu hụt tình cảm với mẹ, với cha trong 3 năm đầu đời cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhiều so với những trẻ được cha mẹ yêu thương, gần gũi. Và một cuộc điều tra đã cho kết quả rằng tỉ lệ bé trai mắc chứng bệnh này nhiều hơn là bé gái.

Phải làm sao khi trẻ kém giao tiếp do chậm phát triển?

Những dấu hiệu nhận biết

Trẻ kém giao tiếp, chậm phát triển sẽ có những biểu hiện bệnh sau:

Trẻ chậm biết đi khi đã đến tuổi và thời gian chậm này kéo dài quá lâu

Bé không có những phản xạ giao tiếp với người thân hoặc có thì những giao tiếp này cũng rất chậm

Bé chậm nói, ngại có những tiếp xúc với môi trường xung quanh, thậm chí là ngại giao tiếp cả với những người thân,...

Phải làm gì khi trẻ kém giao tiếp, chậm phát triển?

Tùy theo từng mức độ bệnh, người ta chia bệnh chậm phát triển ở trẻ này ra thành nhiều loại. Nếu trẻ mắc bệnh ở mức độ nhẹ, trẻ vẫn có thể theo học các lớp tiểu học như bình thường nhưng kết quả học tập lại không cao và trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình học tập này. Với những trẻ mắc bệnh chậm phát triển ở mức độ vừa, trẻ sẽ không học được và không tính toán được, ngôn ngữ của trẻ vẫn đủ để tham gia vào giao tiếp hằng ngày và trẻ có thể làm những công việc đơn giản. Nếu như trẻ mắc bệnh ở mức độ nặng và thậm chí là rất nặng, trẻ có trí tuệ thấp, không có ngôn ngữ hoặc ngôn ngữ rất nghèo nàn, điều này khiến trẻ không thể giao tiếp được.

Phải làm sao khi trẻ kém giao tiếp do chậm phát triển?

Tình trạng trẻ kém giao tiếp, chậm phát triển có thể phát hiện được từ rất sớm do có các biểu hiện ở trẻ như trẻ chậm lẫy, chậm ngồi, chậm đứng, chậm đi và chậm cả phát triển về mặt ngôn ngữ. Với những trẻ đã đến tuổi đi học, trẻ sẽ khó theo học (với trẻ mắc bệnh ở mức độ nhẹ), không biết đọc và viết (ở mức độ vừa),...

Phương pháp giáo dục có thể áp dụng cho trẻ mắc bệnh ở mức độ nhẹ và vừa như dạy trẻ các kỹ năng cơ bản, còn nếu trẻ đã mắc bệnh ở mức độ nặng và rất nặng thì khó có thể can thiệp bằng y học. Do vậy sự quan tâm và chăm sóc trẻ là rất cần thiết để hạn chế tình trạng trẻ kém giao tiếp, chậm phát triển.

Việc giáo dục và dạy dỗ những trẻchậm phát triển đòi hỏi sự kiên trì và kiễn nhẫn của cha mẹ và thầy cô giáo. Cần tạo cho trẻ một môi trường sinh hoạt và học tập lành mạnh để trẻ có thể cả thiện tình trạng bệnh. Nên mua cho trẻ những đồ chơi mang tính phát triển trí tuệ và cho trẻ tiếp xúc với các đồng trang lứa từ sớm.

Hy vọng với những thông tin trên đây của Lily & WeCare, các bậc phụ huynh đã có thêm kiến thức để nuôi con khỏe mạnh.>>> Xem thêm: Các dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh chậm phát triển

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!