Rất nhiều người nhầm lẫn giữa sốt phát ban và sốt xuất huyết bởi hai căn bệnh này có những triệu chứng ban đầu rất giống nhau, chẳng hạn như xuất hiện nốt đỏ dưới da và sốt cao 39 – 40 độ C. Dưới đây là cách phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết thông quan tác nhân gây bệnh, triệu chứng, cách điều trị,...
Tác nhân gây bệnh
Cách đầu tiên để phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyếtlà dựa vào tác nhân gây bệnh. Mặc dù triệu chứng ban đầu tương tự song sốt phát ban và sốt xuất huyết có tác nhân gây bệnh khác hẳn nhau:
Sốt phát ban
Gồm nhiều loại bệnh và mỗi loại lại có tác nhân gây bệnh riêng, nhưng tựu trung đều có sốt và phát ban. Ở Việt Nam, sốt phát ban chủ yếu là do Rickettssia, bệnh Rubella do virus Rubella gây ra, bệnh sốt mò và bệnh sởi do virus sởi gây ra. Trong đó, bệnh Rubella và bệnh sởi lây qua đường hô hấp, bệnh sốt mò do mò đỏ. Một người có thể bị sốt phát ban nhiều lần trong đời, nhất là trẻ nhỏ.
Bệnh sốt xuất huyết
Do virus Dengue gây ra, bệnh lây lan từ người bệnh sang người lành chưa được miễn dịch với virus Dengue. Có hai loại muỗi truyền virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết là muỗi hổ châu Á và muỗi vằn. Mỗi người có thể bị sốt xuất huyết 4 lần trong đời do có tới 4 chủng virus gây bệnh khác nhau.
Xuất huyết dưới da khi bị sốt xuất huyết.
Biểu hiện, triệu chứng
Một cách khác để phân biệtsốt phát ban và sốt xuất huyết là dựa vào các biểu hiện của bệnh. Trừ một số triệu chứng ban đầu dễ gây nhầm lần, hai loại bệnh này có những biểu hiện khác hẳn nhau.
Sốt phát ban
Biểu hiện ban đầu ở hầu hết bệnh nhân là sốt cao từ 39 – 40 độ C. Sau đó, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, đau họng, ho; các hạch quanh cổ, mặt, đầu thường đau và sưng to, có thể sờ hoặc nhìn thấy. Từ ngày thứ 4 trở đi, đa phần người bệnh sẽ hết sốt và sức ăn tăng trở lại, vết ban trên da có thể nổi 3 – 5 ngày rồi mới lặn.
Sốt xuất huyết
Bệnh thường khởi phát từ 3 – 6 ngày sau khi bệnh nhân bị muỗi truyền virus. Biểu hiện ban đầu của sốt xuất huyết gồm sốt cao 39 – 40 độ C, nôn mửa, mỏi cơ khớp, đau buốt vùng thái dương, trẻ em có thể kèm theo rát họng và đau bụng. Sau đó, dưới da bắt đầu xuất hiện những chấm xuất huyết. Dấu hiệu cho thấy bệnh chuyển nặng là triệu chứng nôn ói nhiều, đau bụng, đi ngoài ra phân đen do xuất huyết nội tạng, chỗ tiêm bị bầm tím, chảy máu chân răng, chảy máu cam, tay chân lạnh, sốc,...
Cách phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết nhanh nhất
Để phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết, cách đơn giản và nhanh chóng nhất là dùng ngón tay trỏ và ngón cái cùng bên căng vùng da xuất huyết hoặc có chấm đỏ. Nếu thấy chấm đỏ đó mất đi nhưng nếu buông tay ra thì lại xuất hiện, đó là bệnh sốt phát ban. Ngược lại, nếu dùng tay căng da mà vẫn thấy chấm đỏ li ti hoặc chỉ sau 2 giây là màu đỏ lại xuất hiện, đó là bệnh sốt xuất huyết, đây cũng là cách mà bác sĩ dùng để chẩn đoán ban đầu với bệnh sốt xuất huyết.
Ngoài ra, 2 tiêu chuẩn để nhận biết bệnh sốt xuất huyết gồm xuất huyết và sốt cao đột ngột. Nếu có điều kiện, người bệnh nên làm xét nghiệm công thức máu để kiểm tra, nếu đúng là bệnh sốt xuất huyết thì sẽ thấy tốc độ lắng máu tăng, tiểu cầu giảm rõ, bạch cầu có thể giảm.
Nổi ban khi bị sốt phát ban.
Cách chăm sóc người bị sốt phát ban và sốt xuất huyết
Cách phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyếtvô cùng quan trọng bởi hai căn bệnh này có cách chăm sóc và điều trị khác nhau, phải nhận biết đúng bệnh thì việc chạy chữa mới có hiệu quả, không xảy ra biến chứng đáng tiếc.
Sốt phát ban
Với bệnh sốt phát ban, bệnh nhân cần được cách ly và chăm sóc thật cẩn thận. Có thể cho người bệnh uống nhiều nước (tốt nhất là dùng dung dịch điện giải Oresol), uống thêm nước ép hoa quả, thuốc hạ sốt bên cạnh việc thăm khám, điều trị theo tư vấn của bác sĩ.
Sốt xuất huyết
Trường hợp bệnh nhân bị sốt xuất huyết sốt cao trên 38,5 độ C cần phải dùng thuốc hạ sốt. Lưu ý, bệnh nhân nên dùng paracetamol theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không dùng aspirin hoặc analgin vì có thể gây tác dụng phụ như xuất huyết. Bệnh nhân không được tự ý truyền dịch, nếu sốt cao mãi không đỡ nên tới bệnh viện để bác sĩ trực tiếp thăm khám và điều trị.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!