Phát hiện ung thư cổ tử cung bằng cách nào?

Xét Nghiệm - 11/24/2024

Phát hiện ung thư cổ tử cung có thể giúp cho chi em phụ nữ có cơ hội điều trị triệt để bệnh và kéo dài thêm thời gian sống. Cho nên, phụ nữ nên thực hiện các phiến đồ âm đạo định kỳ sau khi bắt đầu quan hệ tình dục. Vậy phát hiện ung thư cổ tử cung bằng cách nào? Tìm hiểu bài viết sau để biết thêm chi tiết.

Phát hiện ung thư cổ tử cungcó thể giúp cho chi em phụ nữ có cơ hội điều trị triệt để bệnh và kéo dài thêm thời gian sống. Cho nên, phụ nữ nên thực hiện các phiến đồ âm đạo định kỳ sau khi bắt đầu quan hệ tình dục. Vậy phát hiện ung thư cổ tử cung bằng cách nào? Tìm hiểu bài viết sau để biết thêm chi tiết.

Phát hiện ung thư cổ tử cung bằng cách nào?

1. Mức độ nguy hiểm của bệnh ung thư cổ tử cung

- Ung thư cổ tử cung là một loại bệnh thường gặp ở phụ nữ tại nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam, theo thống kê thì tỷ lệ mắc bệnh này ở các chị em là 13,6 ca trên 100.000 người. Tỷ lệ người đến khám vào giai đoạn muộn là 54%

- Việc điều trị phụ thuộc vào các giai đoạn bệnh, đối với bệnh ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm điều trị chủ yếu bằng phương pháp phẫu thuật. Bệnh nhân khi ở giai đoạn muộn điều trị bằng cách tia xạ đơn thuần hay phối hợp với hóa chất.

- Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh ung thư cổ tử cung vòa giai đoạn sớm là 90%, tuy nhiên tỷ lệ chữa khỏi chung cho tất cả các giai đoạn ung thư cổ tử cung chỉ đạt được 60%. Ung thư cổ tử cung là một loại tiến triển chậm và bệnh tiến triển qua nhiều năm. Giai đoạn sớm của bệnh thường sẽ không có triệu chứng, khi bệnh đã tiến triển có thể thấy xuất hiện ra máu bất thường ở âm đạo. Vào giai đoạn muộn hơn nữa, chị em cũng có thể thấy đau ở vùng khung chậu, dò đường âm đạo, tiết niệu, đía máu. Do đó, sàng lọc phát hiện sớm bệnh ung thư đem lại hiệu quả điều trị cao. Bệnh thường có tỷ lệ mắc cao hơn đối với những người có quan hệ tình dục sớm, nhiều bạn tình và có nhiều con.

Phát hiện ung thư cổ tử cung bằng cách nào?

2. Phát hiện ung thư cổ tử cung bằng cách nào?

- Chị em cần phải hạn chế những yếu tố nguy cơ gây nên bệnh và tham gia những chương trình sàng lọc phát hiện bệnh sớm qua việc khám phụ khoa và làm phiến đồ âm đạo. Phiến đồ âm đạo (Pap test) là một loại xét nghiệm đơn giản nhất để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, qua đó cho phép điều trị sớm và ngăn ngừa ung thư phát triển. Các tế bào thu thập được từ những lớp bề mặt của cổ tử cung và phết lên phiến kính để có thể nhìn dưới kính hiển vi cho phép phát hiện ra mọi hiện tượng bất thường. Phụ nữ nên làm các xét nghiệm này sau khi đã bắt đầu có quan hệ tình dục. Làm xét nghiệm này ít nhất là 2 năm một lần và duy trì ở trong suốt cả cuộc đời.

Những nơi phụ nữ có thể đến làm phiến đồ

- Các bệnh viện chuyên khoa về ung thư.

- Các bệnh viện sản, phụ khoa.

- Các trung tâm dịch vụ về vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình.

Hai phương pháp sàng lọc phát hiện những tổn thương ở giai đoạn tiền ung thư

Thường dùng là các xét nghiệm Pap smear, kiểm tra cổ tử cung bằng mắt thường nhưng có sử dụng axít axêtic (VIA).

- Phương pháp VIA áp dụng tốt nhất cho những phụ nữ từ 30 - 49 tuổi, nhóm tuổi này cũng là một nhóm có nguy cơ cao nhất dễ mắc ung thư cổ tử cung. VIA thường đơn giản về kỹ thuật thực hiện, phương tiện chỉ cần dùng một chiếc đèn pin và dung dịch axít axêtic (giấm). Vì vậy, được đánh giá là một phương pháp phù hợp với những nơi có điều kiện nguồn lực hạn chế. Bên cạnh đó, VIA cho kết quả ngay cho nên có thể thực hiện điều trị hay chuyển tuyến ngay trong cùng một lần đến sàng lọc. Nhờ đó mà bệnh nhân không phải đến các cơ sở y tế nhiều lần.

- Phương pháp Pap smear đã được áp dụng trên toàn thế giới trong hơn 50 năm qua, là một trong những phương pháp thường quy về sàng lọc định kỳ cho phụ nữ ở những nước phát triển, góp phần giảm tới 70-80% ca mắc ung thư cổ tử cung ở các nước này từ những năm 1960. Tuy nhiên, sự đòi hỏi cao về phương tiện kỹ thuật, kinh phí để phổ biến và duy trì phương pháp này lại không phù hợp đối với các nước có điều kiện nguồn lực hạn chế, trong đó có Việt Nạm.

Phát hiện ung thư cổ tử cung bằng cách nào? Phương pháp Pap smear

Khám phụ khoa định kỳ để phát hiện ung thư cổ tử cung

Nguyên nhân chính gây nên bệnh ung thư cổ tử cung chính là loại virus có tên Human papillomavirus (viết tắt: HPV). Virus này thường gây nhiễm ở những phụ nữ có độ tuổi từ 30 đến 60 và đã qua quan hệ tình dục. Đặc biệt, chủng 16 và 18 loại virus này là các thủ phạm gây ung thư cổ tử cung. Hiện nay, phương pháp phết CÁC tế bào âm đạo- PAP’s có thể giúp phát hiện ra ung thư ngay từ khi bệnh còn ở giai đoạn sớm. Vì vậy, cơ hội chữa trị mà không phải cắt bỏ tử cung của bệnh nhân ở mức cao hơn.

Từ đó, những phụ nữ đã có quan hệ tình dục hay đang trong độ tuổi có nguy cơ bị nhiễm bệnh, cần đến các bệnh viện chuyên khoa phụ sản mỗi năm ít nhất một lần để thăm khám nhằm phát hiện ung thư cổ tử cung sớm.

Sàng lọc ung thư cổ tử cung ở đâu nhanh chóng và tin cậy?

Xét nghiệm tại nhà Xander

Với hầu hết các loại ung thư, việc phát hiện sớm bệnh là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến quá trình điều trị và tiên lượng sống. Tuy nhiên, phần lớn chị em đều không nắm rõ những dấu hiệu cảnh báo về các loại ung thư, đặc biệt là những triệu chứng bề ngoài tưởng như không liên quan, xét nghiệm sàng lọc ung thư từ sớm có thể giúp chị em đưa ra phương án điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe bản thân.

Hiện Xander có cung cấp Gói sàng lọc ung thư cổ tử cungbao gồm 4 xét nghiệm nhỏ: CA 125, CEA, SCC

Đến với Xander, khách hàng sẽ được hưởng nhiều lợi ích như

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

Giá gói xét nghiệm

  • Giá Gói sàng lọc ung thư cổ tử cung của Xander đề xuất (mẫu được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): 637,000 đồng
  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline phía dưới để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Phát hiện ung thư cổ tử cung bằng cách nào?

Khám ung thư cổ tử cung ở đâu?

Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Ngày 19 tháng 7 năm 1955, bác sĩ Hoàng Tích Trí, Bộ Trưởng Bộ Y tế ký Nghị định 615-ZYO/NĐ/3A quy định tổ chức các cơ quan kế cận và trực thuộc Bộ, chính thức thành lập bệnh viện “C” đặt nền móng đầu tiên cho bệnh viện Phụ - Sản Trung ương ngày nay. Ngày 08 tháng 11 năm 1960, Bộ Y tế lại có Quyết Định số 708/BYT sửa đổi, tổ chức lại bệnh viện “C” theo hướng chuyên khoa phụ sản. Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và nhu cầu khám, điều trị bệnh của nhân dân, ngày 14 tháng 5 năm 1966 Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng đã ký Quyết định số 88/CP đổi tên bệnh viện “C” thành Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh.

Lần đầu tiên tại Việt Nam có một Viện chuyên ngành nghiên cứu tình trạng sinh lý, bệnh lý của phụ nữ, của các bà mẹ và trẻ sơ sinh, hướng tới mục tiêu “Bảo vệ tốt sức khoẻ phụ nữ, các bà mẹ và trẻ sơ sinh, góp phần vào việc giải phóng phụ nữ, phát triển sản xuất, bảo vệ thế hệ tương lai của Tổ quốc”. Đến năm 2003, nhu cầu được chăm sóc sức khỏe sinh sản, khám bệnh, điều trị bệnh của nhân dân ngày một lớn, đòi hỏi phải có sự chuyển đổi cả về tính chất, quy mô của Viện. Ngày 18 tháng 6 năm 2003 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký Quyết định 2212/QĐ-BYT đổi tên Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh thành bệnh viện Phụ - Sản Trung ương trực thuộc Bộ Y tế, tiếp tục thực hiện những chức năng, nhiệm vụ trước đây của Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh với những đòi hỏi cao hơn đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ khám, điều trị bệnh trong tình hình mới.

Bệnh viện có quy mô 1000 giường bệnh nội trú; 08 phòng chức năng; 14 khoa lâm sàng; 09 khoa cận lâm sàng; 07 trung tâm. Bệnh viện Phụ - Sản Trung ương hiện nay không chỉ là cơ sở đầu ngành của chuyên ngành phụ sản, sinh đẻ kế hoạch và sơ sinh mà còn là cơ sở đào tạo đại học, sau đại học; nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến và chuyển giao công nghệ về chuyên ngành phụ sản, sơ sinh trong phạm vi cả nước. Bệnh viện có bề dày truyền thống lịch sử, có đội ngũ giáo sư, bác sĩ được đào tạo cơ bản ở trong nước và được học tập nâng cao tay nghề ở các nước tiên tiến có ngành sản phụ khoa và chăm sóc sức khỏe sinh sản phát triển (Châu Âu, Mỹ, Nhật, Úc ...) có tay nghề cao, được rèn luyện trong thực tế, tâm huyết với nghề nghiệp. Hệ thống trang thiết bị phục vụ khám bệnh, điều trị bệnh của bệnh viện được đầu tư theo hướng hiện đại, chuyên sâu. Các khoa, phòng, trung tâm của bệnh viện được trang bị đầy đủ các hệ thống máy xét nghiệm sinh hoá; huyết học; miễn dịch ... trong đó có nhiều hệ thống xét nghiệm mới được các quốc gia có nền y học tiên tiến trên thế giới đưa vào sử dụng như hệ thống Autodelfia (xét nghiệm sàng lọc trước sinh và sơ sinh); hệ thống Tendem Mass (sàng lọc các bệnh rối loạn chuyển hoá); hệ thống Sequensing (xét nghiệm QF-PCR) đã giúp thầy thuốc của bệnh viện chẩn đoán, xử trí chính xác các trường hợp bệnh.

Địa chỉ: 43 Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: 024 3825 2161

Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 07:30 - 16:30

Phát hiện ung thư cổ tử cung bằng cách nào?

Bệnh viện K

Bệnh viện K là bệnh viện chuyên khoa hàng đầu về ung bướu. Bệnh viện K được thành lập trên cơ sở Viện Radium Đông Dương (Từ năm 1923) và hiện là bệnh viện có bề dày truyền thống và kinh nghiệm nhất cả nước về ung bướu.

Hiện nay, bệnh viện K có tất cả 3 cơ sở tại Hà Nội, trong đó cơ sở 3 (K3) được coi là bệnh viện về ung bướu tốt nhất cả nước.

Bệnh viện K Tam Hiệp, hay còn gọi là K2, được thành lập năm 2000, gồm các khoa: Chăm sóc triệu chứng và điều trị đau, khoa Ung bướu trẻ em, khoa Ngoại, Dược - Xét nghiệm, Nội, Xạ... với 100 giường bệnh. Mục đích thành lập là giảm tải cho cở sở 1 (Quán Sứ), tạo cơ hội cho người dân được điều trị nhanh chóng hơn.

Bệnh viện K - Cơ sở 3 xây dựng theo chủ trương của Chinh phủ trong chương trình tổng thể đầu tư, cải tạo, nâng cấp các Bệnh viện chuyên khoa trong cả nước. Mục tiêu dự án xây dựng một Bệnh viện K mới với quy mô 1000 giường bệnh, hiện đại, đồng bộ về cơ sở vật chất và trang thiết bị về Y tế, đạt tiêu chuẩn là một Bệnh viện chuyên khoa về Ung thư hạng I, ngang tầm khu vực, đáp ứng được các nhu cầu cấp bách về khám và điều trị Ung bướu của Nhân dân.

Địa chỉ:

Cơ sở 1: 43 Quán Sứ - P. Hàng Bông – Q. Hoàn Kiếm

Cơ sở 2: Tam Hiệp – Q. Thanh Trì – Hà Nội

Cơ sở 3: Tân Triều – Cầu Bươu – Hà Nội

Điện thoại: 024 3825 2143

Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 08:00 - 17:00

Bệnh viện Từ Dũ

Bệnh viện Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh đã và đang là một địa chỉ tin cậy, ngày càng được bệnh nhân tin yêu. Đáp lại tấm chân tình ấy với những nỗ lực không mệt mỏi của ban Giám đốc và toàn thể cán bộ công chức bệnh viện trên mọi lĩnh vực, nhằm một mục tiêu giữ vững danh hiệu, cố gắng để đạt thành tích mới, hết lòng hưởng ứng phong trào: “Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu”. Với tinh thần đoàn kết gắn bó và cầu tiến, lòng nhiệt tình với tâm huyết người làm y đức, bệnh viện đã xây dựng mạng lưới tuyến cơ sở vững mạnh đủ khả năng phục vụ bệnh nhân tại chỗ, làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em khu vực phía Nam.

Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh, Phạm Ngũ Lão, Hồ Chí Minh, Phạm Ngũ Lão Quận 1 Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 5404 2829

Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 07:00 - 16:30

Phát hiện ung thư cổ tử cung bằng cách nào?

Bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh

Vào năm 1964, bệnh viện Nguyễn Văn Học (nay là bệnh viện Nhân dân Gia Định) thành lập khoa điều trị Ung thư. Hai năm sau, khoa này tách ra hoạt động độc lập thành viện Ung thư Quốc gia đặt tại số 3 đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh (cũng là trụ sở của bệnh viện Ung bướu hiện nay), với nhiệm vụ phát hiện, chẩn đoán và điều trị ung thư bằng máy xạ trị Césium 137.Sau ngày đất nước thống nhất, viện Ung thư Quốc gia đổi tên là viện Ung thư trực thuộc bộ Y tế và Thương binh xã hội. Sang năm 1976 được bàn giao cho sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh với tên mới “bệnh viện Ung bướu” do bác sĩ Lương Tấn Trường (nguyên là phó giám đốc bệnh viện K - Hà Nội) làm giám đốc.

Kể từ đó, Bệnh viện Ung bướu đã từng bước cải tạo và phát triển thành một bệnh viện chuyên khoa với 335 giường nội trú. Phòng khám Đa khoa được hình thành bao gồm nhiều đơn vị chuyên môn như Phụ khoa, Tai mũi họng, Tổng quát, đồng thời tổ chức thêm khoa Ngoại với hai phòng mổ trung, đại phẫu. Năm 1980 khoa Xạ ngoại trú được trang bị thêm máy Cobalt 60 (Chisobalt) của Tiệp Khắc. Nhân sự cũng được tăng lên tổng cộng 262 người trong biên chế, bước đầu hình thành một đội ngũ cán bộ chuyên khoa về ung thư của thành phố Hồ Chí Minh.

Địa chỉ: 3 Nơ Trang Long, phường 7, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 3841 2637

Giờ làm việc: Thứ Hai - Chủ Nhật: 07:30 - 16:30

Xem thêm:

  • Quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung
  • Tầm soát ung thư cổ tử cung bao lâu có kết quả?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!