Xét về hiệu quả, tuy chưa được khẳng định hoàn toàn, song thực tế cho thấy hiện chưa có biện pháp dự phòng cúm nào cho người mang thai tốt hơn vắc-xin. Xét về nguy cơ, vắc-xin cúm đã được chứng minh là vô hại.
Thai phụ sau khi tiêm có thể hơi đau chỗ tiêm hoặc đau cơ, sốt và rét run, các triệu chứng này rất hiếm gặp. Những phản ứng dị ứng có liên quan tới thành phần albumin trong khâu sản xuất vắc-xin cũng hiếm và có thể phòng ngừa bằng cách tuân thủ các quy định về chống chỉ định tiêm phòng.
Phụ nữ cần được tiêm vắc-xin phòng cúm khi mới mang thai (Ảnh minh họa: Internet)
Trên thực tế, nếu có tiền sử dị ứng với vắc-xin cúm hoặc với các thành phần trong khâu sản xuất vắc-xin như lòng trắng trứng, một số kháng sinh và chất bảo quản thì không nên tiêm. Nói chung, người nên tiêm phòng vắc-xin cúm cho phụ nữ mang thai hoặc có khả năng mang thai khi nguy cơ lây nhiễm cao.
Trong trường hợp bị cúm, cách điều trị chủ yếu là nâng cao sức đề kháng (tăng cường dinh dưỡng, vitamin C, dầu cá, các vitamin nhóm B...), chờ bệnh lui, kết hợp dùng một số thuốc chữa triệu chứng. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai không được tự dùng thuốc mà nên đi khám và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!