Hăm tã ở trẻ nhỏ là trường hợp bệnh lý rất thường gặp. Bệnh lý này liên quan trực tiếp đến kỹ thuật chăm sóc da cho bé của mẹ. Và dù là bệnh lý thường gặp nhưng các mẹ hoàn toàn có thể điều trị và phòng ngừa cho con được.
1. Triệu chứng hăm tã ở trẻ nhỏ
Hăm tã ở trẻ nhỏ là dạng phát ban đỏ sần ở vùng da quấn tã, nặng hơn sẽ gây nứt nẻ và da mưng mủ. Các dấu hiệu thường xuất hiện và có thể thấy bằng mắt thường như đỏ da xung quanh bộ phận sinh dục, đỏ da vùng quấn tã, kèm theo mùi khai. Vùng da đỏ có thể bắt đầu từ hậu môn của trẻ, sau đó lan rộng ra phần mông và đùi, da căng có lốm đốm đỏ, ở giữa có mủ...
2. Nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ nhỏ
Nguyên nhân thông thường nhất gây ra hăm tã ở trẻ nhỏ là do các mẹ ít thay tã, để cho tã bẩn tiếp xúc với da em bé quá lâu gây ra việc nước tiểu của bé hoặc phân lưu trữ lâu trong tã. Hăm tã cũng có thể xảy ra khi tắm cho bé xong, mẹ chưa lau khô vùng da còn ẩm ướt đã vội quấn tã ngay.
3. Cách phòng ngừa hăm tã ở trẻ sơ sinh
7 loại hăm tã thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách điều trị mẹ thông thái nên biết
Xe tập đi cho bé bằng gỗ - sự lựa chọn thông minh của mẹ
Những dấu hiệu cần cảnh giác ở trẻ bị ho
Trẻ 5 tuổi không nên uống nhiều đồ uống có ga
1
Các loại ghế tập đứng dành cho trẻ để các mẹ tham khảo
Cách phòng hăm tã tốt nhất là giữ cho vùng da quấn tã trẻ luôn sạch và khô ráo. Bên cạnh việc thay tã thường xuyên, các bà mẹ cũng nên để trẻ để da trần một phần thời gian trong ngày. Thói quen quấn kín cho trẻ sơ sinh cả ngày là một yếu tố dẫn đến hăm tã bởi vùng da này bị ủ, đổ mồ hôi, trong khi các bà mẹ không biết ngay để thay tã.
Để phòng ngừa việc trẻ bị hăm các mẹ nên:
Thường xuyên thay tã và kiểm tra tã của trẻ sau mỗi 2 giờ.
Nếu dùng tã vải mẹ cần luộc tã lót qua nước sôi . Giặt tã bằng xà phòng có độ PH thấp, xả thật sạch rồi mới mang đi phơi dưới ánh nắng mặt trời. Là lại tã để đảm bảo vệ sinh.
Không nên quấn tã quá chặt cho bé.
Thoa các loại kem sau mỗi lần thay tã cho bé để ngăn nước tiểu, phân thấm trực tiếp vào da bé. Loại kem này cần đảm bảo an toàn và không gây tác dụng phụ với làn da của bé (Lannoline tinh khiết...).
Thông thường khi tắm cho trẻ xong, mẹ thường thoa một ít phấn rôm lên cơ thể trẻ ở vùng cổ, nách, bẹn... để thấm hút làn da bé khô ráo và mịn màng. Các nhà nghiên cứu chưa thể khẳng định được đây là thói quen xấu hay tốt tuy nhiên họ vẫn đưa ra những lời cảnh báo, đặc biệt với trẻ em gái, bố mẹ tuyệt đối không được thoa phấn rôm vào nửa thân mình dưới như hai bên bẹn, mặt trong đùi, vùng quanh âm hộ và bụng dưới vì thành phần chủ yếu của phấn rôm là bột hoạt thạch. Loại bột này nếu trẻ bị hấp thu lượng thì bột sẽ hút khô các chất mà lớp ngoài của khí quản tiết ra, gây phá hoại chức năng của khí quản và có khả năng gây tắc khí quản. Nguy hại hơn là hiện nay chưa có loại thuốc nào điều trị loại bệnh này mà chỉ có thuốc làm giảm nhẹ triệu chứng của bệnh.
Ngoài ra, sau khoảng 4 tiếng nên thay tã cho bé một lần. Nếu bé bị hăm ở những chỗ có nếp gấp như nách, cổ, kẽ tay chân cũng có thể dùng để điều trị.
Bệnh lý hăm tã ở trẻ so sinh không gây nguy hiểm cho trẻ nhưng lại gây ra sự khó chịu bởi cảm giác ngứa ngày mang lại. Mẹ hãy thường xuyên thay tã cũng như hạn chế dùng tã suốt cả ngày để con tránh được những cảm giác khó chịu này và có những giấc ngủ thật ngon.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!