Cước thường gặp ở vùng da tay, chân hoặc vành tai. Đây được coi là một chấn thương ngoài da. Thân nhiệt của trẻ không ổn định và tự cân bằng được nên nếu thời tiết lạnh rất dễ bị cước. Trẻ bị cước sẽ mẩn đỏ, ngứa, cảm giác hơi đau… Nếu trẻ chân tay không yên, hay cọ vào quần áo hoặc vật gì đó thì bố mẹ nên chú ý ở các đầu ngón tay, ngón chân xem có thấy ửng đỏ không. Nếu có, tức là trẻ đang tìm cách gãi cho đỡ ngứa. Do trẻ không tự kiểm soát được nên nếu gãi nhiều quá rất dễ bị trầy xước, da bị viêm nhiễm, cùng với nứt nẻ thì rất đau.
Mùa đông trẻ dễ bị cước chân tay (Ảnh minh họa: Internet)
Vì thế, điều cần thiết là bố mẹ phải phòng chống cước chân tay cho trẻ trong mùa lạnh.
- Giữ ấm cơ thể:Đây là điều quan trọng nhất vì cước xảy ra khi cơ thể bị lạnh. Không chỉ mặc quần áo ấm, trẻ còn cần phải được giữ ấm cả tay, chân, cổ, đầu và tai. Đừng cho trẻ ra ngoài nếu thiếu đi tất, khăn hay mũ đội đầu.
- Chất liệu quần áo, khăn mũ cũng nên được chú ý. Bố mẹ nên chọn các loại vải bông mềm mại. Không nên cho trẻ mặc những loại chất liệu cứng, thô ráp sẽ ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của trẻ và dễ khiến da bị kích ứng, ngứa ngáy, khó chịu.
- Giữ vệ sinh bàn tay, bàn chân. Hãy cho trẻ rửa tay, chân bằng nước ấm mỗi ngày. Không để trẻ đi chân đất hoặc nghịch quá bẩn trong thời tiết lạnh. Chân tay sạch sẽ sẽ hạn chế tình trạng nứt nẻ. Cước chân tay cùng với nẻ thì vô cùng khó chịu.
- Bổ sung dinh dưỡng, dưỡng chất bằng các loại rau, củ, quả giàu vitamin và protein. Không nên cho trẻ ăn các thực phẩm dễ gây kích ứng như tôm, cua, hải sản hoặc thức ăn khiến trẻ dị ứng.
Những thực phẩm giàu chất béo, gia vị cay nhẹ cũng giúp trẻ có cảm giác ấm áp hơn.
Mát-xa cho vùng da chân, tay trẻ ấm áp hơn (Ảnh minh họa: Internet)
-Vận động ngoài trời cũng rất quan trọng để cơ thể trẻ khỏe mạnh hơn, chống lại giá lạnh của mùa đông. Các hoạt động thể chất giúp chân tay trẻ không cảm thấy tê buốt.
- Dùng kem dưỡng ẩm để tay chân trẻ dễ chịu, mềm mại hơn. Việc làm này cũng có tác dụng tản nhiệt ở những vùng ‘nhạy gió’ này.
-Mát-xa bàn chân, bàn taycho trẻ cũng là một cách để giúp trẻ không bị cước.
Nếu trẻ bị cước nặng, cần cho trẻ vào phòng ấm ngay, dùng máy sưởi hoặc tăng nhiệt độ điều hòa. Cho trẻ ngâm chân tay vào nước ấm 40-42 độ rồi xoa bóp nhẹ nhàng khoảng 10 phút. Dùng khăn mềm lau khô rồi đeo tất chân, tất tay ấm cho trẻ, đồng thời tiếp tục giữ ấm cơ thể trẻ. Có thể cho trẻ uống một chút nước hoặc sữa ấm để lấy lại thân nhiệt.
>> Xem thêm:
CHUYÊN ĐỀ: Chăm sóc trẻ mùa đông: Việc không hề đơn giản
Bí quyết để không bị cước chân tay vào mùa lạnh
NT
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!