Thời tiết thay đổi thất thường là nguyên nhân của hàng loạt các vấn đề về xương khớp. Các vấn đề thường gặp nhất là đau nhức, tê bì chân tay, tuy thường gặp nhưng người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan. Đây không phải là bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng lại có tác đông rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Tê bì chân tay là cảm giác tê như kiến bò râm ran như bị chích ở đầu ngón tay. Sau đó thì cảm giác này có thể tăng dần và lan tỏa ra cả bàn tay, cổ tay, cánh tay và lan xuống toàn bộ phần chân khiến cho người bệnh rất khó cử động được chân tay.
Ngoài những triệu chứng này thì bệnh nhân bị tê bì chân tay cũng có các hiện tượng khác như đau thắt lưng, mệt mỏi, đau mỏi vai gáy, chán ăn, sức khỏe giảm sút. Nếu như không điều trị kịp thời và đúng cách thì có thể dẫn đến khó vận động, xương khớp có nguy cơ bị thoái hóa dần dần.
Tại sao khi thời tiết thay đổi lại dễ bị tê bì chân tay?
Cách đây vài hôm, thời tiết Hà Nội thay đổi, trời bắt đầu trở lạnh sau chuỗi ngày nắng nóng, cô Hồng Liên (54 tuổi, quận Hoàng Mai, Hà Nội) cảm thấy tê buốt các khớp đầu gối, hai cánh tay cũng bắt đầu tê nhức. Đặc biệt, sau khi ngủ dậy, cô thấy hai bàn tay bị tê bì và mất cảm giác. Cô Hồng Liên đã sử dụng các loại thuốc và cao xoa bóp nhưng đến giờ tình trạng không cải thiện là bao.
Trên thực tế thì hiện tượng tê nhức chân tay thường xảy ra vào những ngày có thời tiết thay đổi, mưa nắng thất thường, độ ẩm không khí cao, hay những ngày mùa đông có nhiệt độ xuống thấp. Khi thời tiết lạnh dễ dẫn đến mạch máu khó lưu thông và dịch khớp để bôi trơn các đầu khớp xương cũng giảm đi. Đây là hiện tượng co mạch, khớp bị loạn dưỡng mà trong y học cổ truyền thường gọi là “bất thông tắc thống”.
Hiện tượng áp suất không khí và độ ẩm cũng có liên quan với đau khớp và tê bì chân tay. Thậm chí bệnh nhân có thể cảm thấy đau nhức vào mùa hè vì mức áp suất không khí giảm khiến cho các khớp giãn bị ra và chèn ép vào các dây thần kinh xung quanh.
Những quan niệm về ở cữ sau sinh của người xưa và người nay
Những chứng bệnh bạn cần chú ý khi thay đổi thời tiết
Nổi mề đay sau khi sinh và cách điều trị
Bị vết thương hở có nên ăn cá không?
Quai bị có được gội đầu không?
2
Làm cách nào để phòng ngừa hiện tượng tê bì chân tay?
Trong những ngày thời tiết có thay đổi, trời trở lạnh thì mọi người nên hạn chế ra ngoài. Nhất là khi mưa gió và đặc biệt là đối với những người già. Nên chú ý giữ ấm chân tay, không được nằm dưới sàn lạnh. Có thể thực hiện cách ngâm chân tay với nước muối ấm.
- Pha gừng vào nước ấm để ngâm chân tay mỗi buổi tối khoảng 20 phút, cách này có tác dụng giúp cho máu lưu thông tốt hơn và làm cho giấc ngủ của bạn được sâu hơn.
- Người bệnh cũng cần phối hợp dùng thuốc và luyện tập, xoa bóp bài bản để các khớp được vận động linh hoạt. Việc cơ thể vận động phù hợp và sinh hoạt điều độ sẽ giúp cơ thể tăng cường lưu thông máu đến tay chân, làm giảm nguy cơ bị mắc tê bì chân tay (đi bộ, bơi...). Tuy nhiên nên lưu ý không được vận động hay tập luyện với quá mức để tránh làm tổn thương đến các khớp.
- Nên cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể. Bệnh nhân cần ăn các thực phẩm chứa nhiều vitamin A (như xoài, bí đỏ, cà rốt), vitamin C (như cam, nho, ổi), vitamin E (như lạc, đậu, rau xanh) để tăng cường sức đề kháng nhằm chống lại tác nhân gây bệnh.
Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!