Ustazah Nadia Hanim (36 tuổi) là giáo viên mới trở về từ chuyến công tác tới Jakarta (Indonesia). Cô được chuẩn đoán dương tính với Covid-19 vào ngày 13/3 và trở thành bênh nhân thứ 203 của Singapore. Sau 3 tuần điều trị, Nadia được xuất viện vào ngày 29/3. Cô quyết định chia sẻ câu chuyện của mình để nhắc nhở mọi người không bao giờ được phép coi nhẹ dịch bệnh.
'Điều đáng lo ngại là nhiều trường hợp nhiễm bệnh mà không biết từ đâu. Virus Covid-19 có thể tồn tại ở bất cứ đâu và bất kỳ ai'
Trở về sau chuyến công tác, cô Nidia cảm thấy không khỏe, đầu đau nhói, toàn thân đau nhức, thấy khó thở và khi đo nhiệt độ lên đến 39.2 độ. Vốn có bệnh nền hen suyễn nên cô đã đi Bệnh viện Đa khoa Changi (CGH) khám và được chuẩn đoán nhiễm Covid-19.
Cô chết lặng khi nghe kết quả. Cô chỉ sợ bản thân sẽ lây cho gia đình và những người xung quanh. Cô cuống quồng lục lại trí nhớ xem mình đã từng tiếp xúc với ai. 'Tôi gần như chết lặng khi biết thông tin. Tôi không biết phải nói sao với chồng cho anh đừng lo lắng, tôi cũng thấy có lỗi vô cùng với các con. Tâm trí tôi như đang chạy đua để nhớ xem mình đã tiếp xúc gần với ai'. Cô không biết mình nhiễm virus từ đâu vì những người tiếp xúc gần ở Indonesia đều khỏe mạnh.
Sau đó, chồng và 2 con nhỏ của cô giáo nhanh chóng được đưa đi kiểm tra và cách ly. May mắn là cả 3 đều không có dấu hiệu nhiễm bênh, tình trạng sức khỏe ổn.
Cô giáo Nadia, người từng 2 lần trải qua cửa tử với dịch Covid-19 và 10 năm trước với đại dịch H1N1.
Nidia tâm sự: 'Mỗi sáng thức dậy tôi đều gọi video cho chồng để đảm bảo mọi việc vẫn tốt. Tôi thật sự lo lắng cho tình hình sức khỏe cả gia đình. Chỉ khi chồng thông báo mọi việc vẫn ổn, tôi mới cảm thấy nhẹ nhõm'.
Những ngày đầu cách ly, Nadia cảm thấy dài như một thế kỷ. Các triệu chứng bắt đầu xuất hiện như thân nhiệt tăng, buồn nôn, tiêu chảy. Sau gần 2 tuần, cô giáo bắt đầu khá hơn và đến cuối tháng 3, Nadia đã chính thức nhận kết quả âm tính.
'Nghĩ lại khoảnh khắc đó thật kinh khủng. Phổi tôi như muốn bốc cháy, đầu đau nhức khủng khiếp. Tôi thật sự rất muốn gửi lời cảm ơn đến đội ngũ y bác sĩ đã luôn quan tâm tôi. Họ cũng lo lắng về việc nhiễm virus nhưng không bao giờ thể hiện điều đó. Họ xứng đáng có được kỳ nghỉ trọn vẹn sau khi cả nước hết dịch', Nadia tâm sự.
Sau khi trở về, Nadia vẫn tiếp tục cách ly vì sợ bệnh chưa hết hẳn. 'Tuy đã bình phục nhưng tôi phân vân nên đợi thêm vài ngày trước khi trở lại cuộc sống bình thường. Tôi tự làm một số công việc nhưng vẫn chủ yếu tự cách ly trong phòng, hạn chế tiếp xúc với mọi người. Tôi hiểu mình cần phải cẩn trọng khi đã từng nhiễm bệnh'.
Cô Nadia chia sẻ điều đáng ngại nhất là Covid-19 có thể tấn công bất kỳ ai dù khỏe mạnh đến đâu. Cô mong mọi người tự ý thức và tuân thủ các biện pháp y tế giữa thời điểm dịch bệnh. 'Điều đáng lo ngại là nhiều trường hợp nhiễm bệnh mà không biết từ đâu. Virus này có thể tồn tại ở bất cứ đâu và bất kỳ ai'.
Điều Nadia lo ngại nhất là Covid-19 có thể tấn công bất kỳ ai dù khỏe mạnh đến đâu.
Từng chống chọi cửa tử với H1N1
Nadia là bệnh nhân đặc biệt trong tổng số hơn 2500 ca nhiễm Covid-19 ở Singapore khi 10 năm trước, cô cũng đã từng là nạn nhân của đại dịch H1N1.
Cô nhớ lại khoảnh khắc đó: 'Tôi cứ nghĩ đó chỉ là một cơn cảm lạnh bình thường. Phổi tôi như muốn bốc cháy, chúng không thể hoạt động được. Tôi thực sự nghĩ mình không qua khỏi. Trên đường đến bệnh viện, em gái tôi vừa xoa lưng vừa hét với bố phải lái xe thật nhanh'.
Môi của Nadia gần trở nên tím ngắt, mồ hôi ướt sũng áo. Sau khi đến đếnh viện, cô được đưa đi cấp cứu bằng xe lăn và kiểm tra thân nhiệt. Trước khi ngất, cô loáng thoáng nghe được mình sốt 43 độ C.
Sau đó, cô được chuẩn đoán dương tính với H1N1. Nadia phải thở bằng máy và được truyền thuốc qua tĩnh mạch. Sau hơn 2 tuần, sức khỏe cô gần tốt lên và cho ra kết quả âm tính. Kể từ đó, mỗi khi cảm thấy không khỏe, cô ngay lập tức đi gặp bác sĩ vì không bao giờ muốn lặp lại những giây phút kinh hoàng đó nữa.
(Nguồn: Strait Times)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!