Các quan sát trong cuộc sống cho thấy hầu hết những người mắc chứng vẹo ngón chân cái là phụ nữ, trong khi đàn ông có xác suất mắc chứng lệch ngón chân cái rất thấp. Lý do cho điều này là gì?
Tại sao phụ nữ có nhiều khả năng có ngón chân cái vẹo hơn nam giới?
Theo khảo sát, chứng vẹo ngón chân cái dễ xảy ra hơn ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trung niên và phụ nữ cao tuổi với xác suất có thể đạt tới 80% bắt nguồn từ việc thường xuyên đeo giày cao gót hoặc giày mũi nhọn trong nhiều năm.
Giày nam chủ yếu là giày da và giày thể thao, điều này sẽ không làm tăng khả năng bị lệch ngón chân cái vì giày.
Ngoài ra, di truyền cũng là một yếu tố chính cho sự cong vẹo của ngón chân cái. Nếu người mẹ đã bị cong vẹo ngón chân cái, thì người con gái cũng có nhiều khả năng hơn là người con trai gặp phải chứng ngón chân cái cong vẹo.
Bên cạnh đó, những người được sinh ra với bàn chân phẳng cũng có xu hướng tăng khả năng mắc chứng cong vẹo ngón chân cái.
Biện pháp giúp bạn giảm đau và giảm nguy cơ biến dạng
Trước hết, để ngăn ngón chân cái của phụ nữ bị cong vẹo, hãy chú ý đến việc đi giày. Nếu nó không phải là một dịp trang trọng, bạn không nên thường xuyên đi giày cao gót. Điều này sẽ làm giảm sức ép lên các ngón chân cái của bạn, làm cho bàn chân của bạn trông đẹp hơn và dễ dàng di chuyển các ngón chân hơn. Nếu bạn đã bị cong vẹo ngón chân cái, việc làm này sẽ giúp bạn tránh làm trầm trọng thêm và giảm đau.
Thứ hai, bạn có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ, chẳng hạn như chọn một chiếc đệm ngón chân phù hợp để làm giảm bớt độ cong veo của các ngón chân cái hoặc đệm giữa các ngón chân. Vai trò của lớp đệm này sẽ giúp những người mắc chứng vẹo ngón chân cái để làm giảm sự biến dạng và giảm đau.
Ngoài ra, những người có ngón út bị cong vẹo có thể chọn giày đế bằng khi đi làm hoặc ở nhà và bạn cũng có thể mang tất chuyên dụng để đi bộ trên thảm. Cách này có thể giúp chân chúng ta tập luyện cơ bắp, giảm áp lực cơ thông thường và có lợi cho tình trạng này.
Cuối cùng, nếu tình trạng của bạn quá nghiêm trọng và cảm thấy đau đớn mỗi khi đi giày, bạn phải tự niềng ngón chân và đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời nhằm sửa chữa dị tật này.
Nguồn: DailyMail, QQ, Healthline
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!