Phụ nữ khi mang thai mắc hen phế quản phải làm sao?

Kiến Thức Y Học - 03/29/2024

Phụ nữ khi mang thai mắc hen phế quản luôn được sự quan tâm nhiều nhất từ phía gia đình và cả bác sĩ phụ sản. Cần làm gì khi phụ nữ mang thai bị mắc bệnh hen phế quản?

Phụ nữ khi mang thai mắc hen phế quản luôn được sự quan tâm nhiều nhất từ phía gia đình và cả bác sĩ phụ sản. Cần làm gì khi phụ nữ mang thai bị mắc bệnh hen phế quản?

Phụ nữ khi mang thai mắc hen phế quản phải làm sao?

Bệnh hen phế quản là một bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến đường dẫn khí của phổi (phế quản) và gây ra bởi quá trình viêm mãn tính kéo dài của phế quản. Nó làm cho phế quản hoặc đường dẫn khí của người bệnh trở nên nhạy cảm với nhiều tác nhân khác nhau. Đó là một bệnh lý nội khoa thường gặp, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cả mẹ lẫn con trong giai đoạn phụ nữ khi mang thai mắc hen phế quản. Bởi bệnh hen phế quản có thể gây nguy hiểm cho mẹ lẫn con dù tỉ lệ rất thấp (khoảng 4-8%) nếu không được kiểm soát tốt bệnh và gây ra tình trạng thiếu oxy máu cho thai nhi. Nhưng nếu kiểm soát tốt thì phụ nữ mắc hen phế quản vẫn có một thai kì khỏe mạnh và sinh con ra bình thường.

Phụ nữ khi mang thai mắc hen phế quản phải làm sao?

Biểu hiện của người phụ nữ khi mang thai mắc bệnh hen phế quản

Người phụ nữ khi mang thai mắc hen phế quản sẽ nghe được những tiếng thở khó khè khi hít vào hoặc thở ra. Nhiều khi không thở được, kèm theo tình trạng co nặng ngực, ho và khó nói...các triệu chứng này có thể xảy ra suốt ngày hoặc đêm.

Ảnh hưởng của thai kì đối với bệnh hen phế quản

Việc dự đoán diễn biến của bệnh trong thời kì mang thai ở từng cá nhân hết sức khó khăn, do tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Nếu phụ nữ mang thai bị hen phế quản ở dạng nhẹ thì thường diễn biến bệnh không đáng ngại trong suốt thời kì mang thai. Nếu người phụ nữ mang thai bị bệnh hen phế quản nặng thì diễn biến bệnh sẽ xấu hơn.

Lí do phổ biến làm cho tình trạng bệnh hen phế quản xấu hơn trong thời kì mang thai là do người bệnh tự ý ngưng thuốc hoặc giảm liều điều trị, do tâm lí sợ thuốc làm ảnh hưởng đến thai nhi và không đi khám bác sĩ định kì.

Ảnh hưởng của bệnh hen phế quản đến thai kì

Hầu hết các bệnh nhân bị hen phế quản đều có thể mang thai và sinh nở bình thường như bao người phụ nữ khỏe mạnh khác. Nhưng nếu không tuân thủ theo điều trị của bác sĩ và không đi khám đều đặn trong suốt quá trình người phụ nữ khi mang thai mắc hen phế quản thì sẽ rất nguy hiểm như nguy cơ đẻ non, thai nhẹ cân và người mẹ có nguy cơ nhịp tim nhanh, co giật, và hạ đường huyết. Trường hợp bị hen phế quản nặng thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi do tình trạng thiếu oxy máu kéo dài.

Phụ nữ khi mang thai mắc hen phế quản phải làm sao?

Cần làm gì khi người phụ nữ mang thai mắc bệnh hen phế quản?

Phụ nữ khi mang thai mắc hen phế quản cần được tiếp tục điều trị hen phế quản. Các thuốc dùng trong điều trị hen phế quản như beta 2, theophyllin, corticosterid dạng hít... đều sử dụng an toàn, không làm ảnh hưởng tới thai nhi. Ngoài ra người bệnh cần đi khám thường xuyên để bác sĩ theo dõi chặt chẽ diễn biến của bệnh cũng như có sự can thiệp kịp thời. Các nguy cơ như bệnh hen phế quản nặng hơn, hay em bé sinh non, nhẹ cân... sẽ rất nhỏ hoặc không xuất hiện nếu người bệnh được kiểm soát mức độ của bệnh tốt và ổn định trong suốt thời kì mang thai.

Phụ nữ khi mang thai mắc hen phế quản nếu uống thuốc hen phế quản đều đặn và theo dõi chặt chẽ thai kì cũng như diễn biến bệnh thì hoàn toàn có một thai kì an toàn và sinh con ra khỏe mạnh như bao người phụ nữ bình thường khác.

Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:

Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài

Đăng ký nhận tư vấn

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!