Cách đây 5 năm, ông Mike Chettle bị chẩn đoán ung thư ruột. Bác sĩ phát hiện các tế bào ung thư đã bắt đầu di căn đến khắp cơ thể ông.
Các giải pháp điều trị ban đầu gồm tiến hành ca phẫu thuật phức tạp để xử lý phần ruột và các bộ phận khác, sau đó là hóa trị.
Nhưng một năm sau, khối u lại di căn sang gan. Theo Independent, ông tiếp tục phải trải qua ca phẫu thuật khác, trong đó các bác sĩ phát hiện có tới 26 khối u trong bụng bệnh nhân.
Những đợt hóa trị và thuốc thang tiếp theo cũng không mang lại kết quả gì. Hai năm sau, ông Chettle được thông báo rằng tế bao ung thư đã tấn công vào xương.
Sau 2 năm thử nghiệm đã không còn tế bào ung thư trong cơ thể (Ảnh minh họa: Internet)
'Nó lan rất nhanh', Chettle nói trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí American Society of Clinical Oncology (Asco). 'Tôi gần như không đi lại được, cũng không quay được cổ và đau đớn vô cùng'.
Lúc này, Chettle không còn lựa chọn hay giải pháp điều trị nào khác. Ông quá mệt mỏi và chỉ nằm chờ chết.
Nhưng rồi bác sĩ tư vấn Steven Duffy, đến từ Viện Ung thư học Bon Secours ở Richmond, bang Virginia, giới thiệu Chettle đến gặp bác sĩ Luis Diaz thuộc Trung tâm ung thư Johns Hopkins Kimmel ở Baltimore, bang Maryland.
Bác sĩ Diaz đăng ký cho Chettle tham gia một nghiên cứu liên quan tới sự bất thường về gen có Nghiên cứu đột biến gen sửa chữa bắt cặp sai (MMR). Thử nghiệm lâm sàng này sẽ xác định xem liệu khối u có chịu khuất phục trước thuốc miễn dịch Keytruda (pembrolizumab) hay không.
Chỉ trong vòng 3 tháng tham gia thử nghiệm, sức khỏe ông Chettle trở nên tốt hơn. Ông cũng có thể quay được cổ. Vài tháng sau, trong đám cưới con gái, ông đã có thể dẫn cô vào lễ đường.
Hiện tại, cứ hai tuần một lần, ông lại được truyền thuốc miễn dịch trong 30 phút. Sau 2 năm tham gia vào thử nghiệm, cơ thể ông đáp ứng rất tốt với cách điều trị này và không còn tế bào ung thư trong cơ thể.
'Tôi thấy mình thực sự may mắn khi được gặp những bác sĩ giỏi và được tham gia vào thử nghiệm đó', Chettle nói.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!