Từ xưa tới nay, đinh lăng được biết đến như vị thuốc thần kỳ với nhiều công dụng giúp tăng cường sức khỏe và điều trị được nhiều loại bệnh. Ngày nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà các chị em sau sinh thường gặp phải hiện tượng tắc sữa. Một trong những phương pháp điều trị hiệu quả chính là điều trị tắc sữa bằng đinh lăng.
1. Nguyên nhân gây tắc sữa
Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng tắc sữa như:
- Chị em sau sinh không day đều bầu sữa để giúp thông tia sữa.
- Khi trẻ không bú hết các chị em không vắt bỏ sữa thừa khi trẻ bú không hết. Dẫn đến việc sữa đọng lại lâu ngày gây tắc và ung nhũ.
- Một số chị em do cảm nhiễm hàn tà khiến cho sữa khó lưu thông.
- Luôn trong tình trạng căng thẳng, tinh thần không thoải mái gây ảnh hưởng đến chức năng vận hóa của tỳ, làm sữa ứ đọng không thông.
- Ngoài ra, việc ăn uống thất thường cũng là nguyên nhân gây tổn thương tỳ vị có thể gây sưng đau vú và tắc sữa.
- Sau khi cho con bú không vệ sinh lau rửa đầu vú sạch.
2. Công dụng của đinh lăng
Hiện nay, phương pháp điều trị tắc sữa bằng đinh lăngđược các chị em tin tưởng và săn lùng loại cây này. Lý do đinh lăng hữu dụng như vậy là bởi đây là loài cây có thể dùng cả rễ, thân, cành và lá để điều trị bệnh.
Đinh lăng là một vị thuốc nam có công dụng giúp giải độc, chống mệt mỏi, tăng sức dẻo dai cho cơ thể. Hơn thế nữa, nó cũng rất tốt cho việc phục hồi sau sinh cho phụ nữ. Chế biến các món ăn bồi bổ bằng lá đinh lăng giúp cơ thể sảng khoái, đẩy các độc tố ra ngoài.
Đinh lăng thuộc dòng cây gỗ nhỏ, có chiều cao khoảng 0,8 - 1,5m, thân nhẵn không có gai, phân nhánh nhiều. Lá đinh lăng là lá kép 3 lần có chiều dài 20-40cm. Phiến lá có thùy sâu, mép lá có răng cưa không đều. Khi vò ra lá sẽ có mùi thơm. Cụm hoa đinh lăng là một khối có hình chùy ngắn, gồm nhiều tán đơn hợp lại với nhau, mỗi tán có nhiều hoa nhỏ và có cuống ngắn. Hoa đinh lăng có 5 cánh màu trắng, có hình trứng với chiều dài là 2mm và 5 nhị, chỉ nhị hoa đinh lăng ngắn và mảnh, ở bầu dưới có 2 ô có rìa màu trắng nhạt. Quả đinh lăng có hình dạng dẹt, màu trắng bạc, chiều dài 3-4mm, độ dày 1mm và mang vòi tồn tại.
Phần rễ đinh lăng cũng chứa nhiều các dưỡng chất như: glucozit, alcaloit, saponin triterpen và flavonoit tannin. Ngoài ra còn chứa 13 loại axit amin phải kể đến là: lyzin, xystein, methionine đây là những axit amin không thể thay thế được. Vitamin B1 cũng có trong thân và lá nhưng không nhiều. Trong việc điều trị tắc sữa bằng đinh lăng các bài thuốc thường hay sử dụng phần rễ để điều trị.
Theo các bài thước y học cổ truyền,rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng và có tính mát. Rễ đinh lăng có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết. Lá đinh lăng có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu và kiết lỵ.
Rễ cây đinh lăng thường đước dùng để điều trị tắc tia sữa ở sản phụ.
Phương pháp dân gian giúp điều trị tắc sữa cực hiệu nghiệm
6 loại thực phẩm làm mất sữa mẹ đang cho con bú cần tránh xa
Mẹ bầu có biết tác dụng chữa tắc tia sữa từ cây đinh lăng
Bài thuốc hiệu nghiệm chữa ít sữa, tắc sữa sau sinh
Trị viêm amidan theo cách dân gian người xưa truyền lại
3. Chữa tắc tia sữa và bồi bổ cho mẹ sau sinh bằng cây đinh lăng.
Đểđiều trị tắc sữa bằng đinh lăng, các chị em có thể tham khảo phương pháp sau:
Cách làm: Dùng khoảng 150 đến 200g lá đinh lăng tươi, sau đó nấu sôi với khoảng 200 ml nước. Các chị em cho tất cả lá đinh lăng vào nồi rồi đậy nắp lại. Đợi sau vài phút, mở nắp nồi và đảo qua đảo lại vài lần cho lá chín. Chỉ khoảng sau 5- 7 phút lá chín, có thể chắt ra bát/cốc để uống nước đầu tiên, rồi đổ tiếp thêm khoảng 200 ml nước vào để nấu sôi lại nước thứ hai để uống trong lần tiếp theo.
Điều trị tắc sữa bằng đinh lăng, các chị em cũng có thể chế biến các món ăn bồi bổ bằng cách sử dụng lá đinh lăng kết hợp thịt. Cách làm: lấy khoảng 200g lá đinh lăng và rửa sạch, bắc nồi nước cho thịt vào đun đến khi sôi thì cho lá đinh lăng vào và đun vừa chín tới. Nên ăn khi nóng vì nó sẽ giúp cơ thể sảng khoái, thải các độc tố ra ngoài, giúp chị em phục hồi sức khỏe sau sinh.
Các chị em có thể tham khảo bài thuốc điều trị tắc sữa bằng đinh lăngở sản phụ như sau: Sử dụng 40g rễ đinh lăng 40g, 3 lát gừng tươi, và sắc với 500ml, sau khi sôi lượng nước sắc chỉ còn khoảng 250 ml. Các chị em chia ra làm 2 lần uống trong ngày. Lưu ý, iống ngay khi thuốc còn nóng, sau 1-2 ngày uống sẽ thấy ngay hiệu quả rõ rệt.
Tuy nhiên, các chị em cũng không nên lạm dụng quá nhiều rễ đinh lăng trong điều trị tắc sữa bằng đinh lăng. Vì nó có thể gây ra hiện tượng say và mệt mỏi. Do vậy cần lưu ý liều dùng, đối với rễ đã sao khô thì chỉ dùng từ 5-10g cho mỗi lần sắc, còn đối với rễ tươi thi dùng 40-50g.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!