Khế là một loại cây rất dễ dàng phát triển mạnh ở vùng môi trường nhiệt đới, nhưng không phải vì thế mà không có cây khế ở vùng lạnh bởi người ta đã nghiên cứu ra phương pháp trồng loại cây khế lùn trong các loại thùng, hộp đựng.
Năng suất của cây khế rất cao, thường rơi vào khoảng 9-10 vụ thu hoạch mỗi năm. Mỗi lần nhắc đến khế là chúng ta không thể quên vị chua chua, ngọt ngọt giống như sự kết hợp của cả táo, nho và cam.
Ngoài ra, vẫn còn rất nhiều lợi ích diệu kì ẩn sau hình dạng kì lạ riêng biệt ở quả khế.
Sự ra đời của khế
Khế (loại thực vật có hoa thuộc họ Chua me đất), là loại trái cây nhiệt đới có nguồn gốc từ châu Á và thường được tìm thấy ở các nước như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Sri Lanka và Việt Nam.
Bên cạnh đó, nó cũng có thể được trồng ở những vùng khí hậu ấm hơn ở những nơi khác trên thế giới. Sở dĩ cái tên khế (star fruit) ra đời bởi khi cắt ngang, hình dạng miếng khế trông giống một ngôi sao (star).
Quả khế có màu xanh và chuyển dần sang sắc vàng khi chín. Vỏ ngoài của nó tuy hơi thô nhưng hoàn toàn có thể ăn được.
Thịt quả bên trong rất giòn, không màu và mang vị chua chua ngọt ngọt đặc trưng. Mùi hương của axit oxalic trong chúng thay đổi từ mạnh đến nhẹ tùy thuộc vào giống trái cây khác nhau.
Thành phần dinh dưỡng của quả khế
Theo Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng quốc gia của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ , quả khế không chỉ có hàm lượng calo thấp mà còn là nguồn giàu vitamin C và vitamin B.
Ngoài ra, khế cũng chứa một lượng nhỏ các khoáng chất quan trọng như magie, phốt pho, kali, sắt và kẽm.
Ngay cả vỏ quả cũng cung cấp 3g chất xơ, giúp thúc đẩy tiêu hóa khỏe mạnh và ngăn chặn sự hấp thu cholesterol lipoprotein (LDL) gây hại trong ruột của bạn.
Các vitamin C trong quả khế có tác dụng như một chất chống oxy hóa tự nhiên mạnh mẽ, cung cấp 34.4 mg, tương đương 57% lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể trong một ngày, giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch chống lại các gốc tự do gây viêm tế bào.
Hơn nữa, nó còn có nhiều chất flavonoid chống oxy hóa như epicatechin, acid gallic và quercetin.
Trong giới y học cổ truyền Phương Đông, khế được coi như là một dược liệu quen thuộc từ hàng ngàn năm.
Lợi ích của khế đối với sức khỏe
Theo một đánh giá trong Tạp chí Quốc tế về Nghiên cứu & Đánh giá Dược phẩm năm 2013, khế đã được sử dụng rộng rãi trong y học Ấn Độ.
Các tác giả nghiên cứu đến từ Trường Cao đẳng công nghệ và dược phẩm BCDA ở Tây Bengal (Ấn Độ) cho thấy các chế phẩm từ quả và lá khế đã được sử dụng trong điều trị các bệnh về da (ngứa,viêm), tiêu chảy, nôn mửa, bệnh trĩ, sốt kéo dài, tăng tiết mồ hôi và suy nhược chung.
Ngoài ra nó cũng được sử dụng trong các loại thuốc truyền thống ở các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines và Brazil cho nhiều loại bệnh khác nhau.
Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học ghi nhận rằng các chất phytoconstituents có trong khế chủ yếu là flavonoid, alkaloids, tannin và saponin ...
Thêm vào đó là các thành phần khác nhau của cây còn có tác dụng chống oxy hóa, giảm đau, chống viêm, điều hòa đường huyết, bảo vệ gan, kháng khuẩn.
Vì vậy, từ đánh giá hiện tại, quả khế được kết luận là một loại thực phẩm có giá trị dược liệu cao.
Theo Ayur Times, khế được sử dụng trong giới y học Ấn Độ có tác dụng sau đây:
- Điều trị viêm da, sốt và sốt rét
- Lá quả nghiền nát giúp điều trị bệnh thủy đậu và nấm ngoài da
- Nước ép khế hoặc trà lá khế có tác dụng làm giảm huyết áp và lượng đường trong máu
- Chiết xuất từ lá khế hỗ trợ giảm đau thắt ngực và viêm dạ dày
- Rễ cây khế giúp giảm đau đầu và đau cơ bắp
- Bột hạt khế được cho là hữu ích trong việc giảm chứng hen suyễn
- Quả hoặc nước hạt khế nghiền giúp làm tăng sản xuất sữa mẹ ở phụ nữ cho con bú
- Trái khế chín hoặc nước khế có tác dụng chống tiêu chảy và kích thích sự thèm ăn của bạn
Ngoài ra, một nghiên cứu năm 2011 còn nhấn mạnh các đặc tính chống viêm của quả khế trong việc điều trị bệnh da liễu trên chuột thí nghiệm.
Các tác giả nghiên cứu cho biết nghiên cứu của họ cho thấy việc sử dụng khế giống như một chất chống viêm và mở ra những khả năng mới trong việc chữa trị các chứng bệnh về da ở người.
Cách sử dụng quả khế hữu ích nhất
Bạn hãy thực hiện theo ba bước đơn giản sau:
- Sử dụng dao sắc để cắt bỏ đầu
- Cắt bỏ cạnh xanh dọc theo múi quả
- Cắt miếng khế chéo
Bạn có thể ăn sống, hoặc ăn cùng với bạc hà hay làm thành một thức uống thơm ngon như nước ép, sinh tố,...
Do hương vị chua ngọt đặc trưng nên quả khế thường được dùng để nấu cà ri, món tráng miệng, salad rau củ, salad trái cây, mứt và nhiều món ăn mặn khác.
Bạn cũng có thể thưởng thức kẹo khế nhưng lưu ý về hàm lượng đường rất cao của nó. Ngoài ra, khế cũng được sử dụng để trang trí cho các loại cocktail.
Theo Bộ phận kiến trúc làm vườn và cảnh quan tại Đại học Purdue của Indiana, cây khế có nhiều ứng dụng trên toàn thế giới như:
- Người Úc nấu khế xanh như một món rau
- Người Philippines sử dụng khế như một loại gia vị
- Trung Quốc có lượng siro khế xuất khẩu nhiều tương đương với cá xuất khẩu
- Người Hawaii sử dụng nước ép khế chua để làm kem chanh bằng cách kết hợp nó với nước sôi, gelatin, nước cốt chanh và đường
- Người Jamaica sấy khô khế chín làm thực phẩm ăn vặt
- Người Malaysia ăn khế với đinh hương và đường hoặc kết hợp với táo
- Người Thái thái lát khế xanh đun sôi cùng với tôm, hoặc dùng khế làm mứt
Một số lưu ý về khế
Dù là một loại trái cây giàu dinh dưỡng được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe. nhưng tốt nhất bạn chỉ nên ăn nó với tần suất vừa phải để giữ tổng lượng fructose của cơ thể dưới 25g/ngày, bao gồm cả lượng fructose từ trái cây.
Nếu bạn bị bệnh tiểu đường, bệnh tim, cao huyết áp hoặc kháng insulin, bạn nên hạn chế lượng fructose hàng ngày là 15g cho đến khi tình trạng được cải thiện ổn định.
Ngoài ra, hãy nhớ rằng quả khế cũng có thể có hại, và thậm chí gây tử vong trong những điều kiện nhất định:
- Dị ứng: Mặc dù không phổ biến, dị ứng với sao trái cây là có thể. Biểu hiện của chúng đó là hệ tiêu hóa đau nhức, tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn sau khi ăn khế.
- Tương tác thuốc: Khế là một trong nhiều loại trái cây (bưởi, cam,..) có khả năng can thiệp vào sự chuyển hóa một số loại thuốc nhất định trong cơ thể.
Bởi vì hành động ức chế này có thể nguy hiểm, đặc biệt là nếu bạn đang dùng nhiều thuốc, nên hãy chắc chắn kiểm tra với bác sĩ trước khi tiêu thụ khế nếu bạn có những lo ngại về tác động của chúng.
- Sỏi thận: Theo Tổ chức nghiên cứu sức khỏe thận quốc gia Hoa Kỳ cho biết, do nồng độ axit oxalic trong khế là rất cao nên rất dễ gây ra bệnh sỏi thận.
Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy không nên ăn khế nếu bạn bị bệnh thận mãn tính hoặc đang chạy thận nhân tạo.
Lưu ý, ngay cả những người có thận khỏe mạnh cũng nên cẩn thận không ăn quá nhiều khế, ngăn ngừa khả năng phát triển các vấn đề về thận do tiêu thụ khế quá mức.
- Độc tính: Một số hợp chất nhất định trong quả khế có tính chất nguy hiểm và thậm chí chết người, trừ khi thận của bạn xử lý chúng ra khỏi cơ thể.
Nếu sau khi ăn khế mà bạn thấy nhức đầu , buồn nôn hoặc co giật, bạn có thể đã bị nhiễm độc cấp tính. Hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức để nhanh chóng xử lý tình huống kịp thời.
*Theo Mercola
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!