Quai bị lành tính nhưng có thể gây… vô sinh
Trẻ dưới 2 tuổi và người già hiếm khi mắc bệnh. Đối tượng dễ mắc là thanh thiếu niên.
Viêm tinh hoàn là biến chứng thường gặp của bệnh quai bị ở nam giới sau tuổi dậy thì với tỉ lệ từ 20 - 35%, từ đó dễ dẫn đến teo tinh hoàn và ngừng sinh tinh và vô sinh.
Để bảo tồn khả năng sinh sản, nam giới sau khi bị quai bị 1 tháng có thể tới gửi tinh trùng tại các cơ sở y tế chuyên khoa.
Quai bị có thể gây vô sinh ở nam giới (ảnh minh họa: Internet)
Những phụ nữ bị quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sảy thai hoặc sinh con dị dạng
Bà bầu nhiễm bệnh trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể sinh non hoặc thai chết lưu.
Viêm buồng trứng. Mặc dù, tỷ lệ viêm buồng trứng ở nữ giới do quai bị xảy ra thấp hơn tỷ lệ viêm tinh hoàn ở nam giới nhưng không có nghĩa là hiếm gặp.
Viêm tụy. Có tỷ lệ 3 - 7%, là một biểu hiện nặng của quai bị. Bệnh nhân bị đau bụng nhiều, buồn nôn, có khi tụt huyết áp. Xem thêm một số biểu hiện của viêm tụy
Viêm não, viêm màng não. Quai bị có thể gây tổn thương thần kinh với triệu chứng sốt cao, nhức đầu, buồn nôn, nôn vọt, sợ ánh sáng, sợ tiếng động, người bệnh có thể kích thích vật vã hoặc rối loạn ý thức, tình trạng ý thức lơ mơ, u ám
Vậy quai bị là gì mà tác hại kinh khủng đến thế?
Quai bị là bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp do tiếp xúc với các giọt nước bọt, hoặc các chất tiết mũi họng của người bệnh được văng ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.
Quai bị có khả năng mắc 5 lần trong 2 năm? ThS. Nguyễn Kiên Cường-Viện Y học dự phòng Quân đội cho biết, bệnh quai bị ít có khả năng tái phát.
Biểu hiện bệnh ở giai đoạn đầu là sốt cao, chán ăn, đau đầu, mất ngủ. Giai đoạn này thường bị nhầm lẫn với các bệnh như viêm họng, viêm xoang, phế quản. Chỉ sau khoảng 3 ngày sốt, tuyến nước bọt sưng ro ở hai bên mới xác định là quai bị
Người từng mắc quai bị có miễn dịch với bệnh trong nhiều năm. Hiện tượng tái mắc quai bị có nhưng hiếm gặp. Miễn dịch mẹ truyền cho con tồn tại khoảng 1 năm.
Bệnh rất dễ lây lan qua đường hô hấp hoặc ăn uống. Do đó việc phòng tránh và cách ly người bệnh là rất quan trọng.
Phòng tránh quai bị: Không khó!
Tiêm vắc-xin. Trẻ từ 1 tuổi nên được tiêm vắc-xin phòng quai bị. Tuy nhiên không nên tiêm khi cơ thể không khỏe, bị bệnh ác tính, đang xạ trị
Thực tế việc tiêm vắc-xin phòng bệnh quai bị chỉ đạt hiệu quả khoảng 80%, do đó vẫn có trường hợp vẫn mắc quai bị dù đã chích ngừa.
Với phụ nữ muốn có thai, muốn tiêm phòng quai bị cần được sự thăm khám của bác sĩ và tuân thủ đúng thời gian tiêm phòng giữa các mũi.
Cách ly người bệnh khoảng 2 tuần kể từ khi sưng tuyến mang tai. Nếu ở trường học, cần cho trẻ mắc bệnh quai bị nghỉ học ngay để tránh lây lan sang trẻ khác.
Vệ sinh cá nhân.Súc miệng với nước muối loãng hoặc dung dịch sát khuẩn để làm sạch đường hô hấp; che miệng khi ho, hắt hơi; rửa tay nhiều lần trong ngày, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Xem thêm tại đây
Bên cạnh đó cũng cần kiêng đúng cách khi bị quai bị.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!