1. Thuốc trị chứng 'phân biệt chủng tộc' Propranolol
Con người đã bước sang thế kỷ 21 với nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật nhưng nạn phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa cực đoan, khủng bố vẫn không giảm, thậm chí còn gia tăng, gây ra bao nỗi đắng cay cho con người.
Để khắc phục trào lưu này, nhóm chuyên gia ở ĐH Oxford Mỹ (OU) vừa tìm ra liệu pháp mới, cho ra đời viên thuốc Propranolol. Đây là thế hệ thuốc rất mới, trị bệnh bồn chồn lo lắng (anxiety).
Trong thử nghiệm, các nhà khoa học dùng Propranolol và giả dược cho các đối tượng là người da trắng, mang trong mình dòng máu phân biệt chủng tộc. Những người tham gia trả lời những câu hỏi cho sẵn về quan điểm với nhóm người da màu, người đồng tính, người Hồi giáo, Cơ đốc giáo và nhóm người nghiện ma túy...
Kết quả, được đánh giá theo thang độ 0-100. Những người tham gia luôn luôn không trung thực trong những câu hỏi cho sẵn, ngay cả với chính bản thân họ, chưa chấp nhận những định kiến chôn sâu trong tiềm thức.
Nhận thức điều này, các nhà khoa học đã cho những người trên làm tiếp bài kiểm tra trên vi tính, nhận dạng mặt người có nguồn gốc chủng tộc khác nhau và đánh giá bằng những cụm từ tích cực, tiêu cực. Cuộc thử nghiệm nhằm giúp khoa học đánh giá mức độ phân biệt chủng tộc tiềm ẩn trong mỗi con người.
Kết quả thật bất ngờ, những người được dùng Propranolol có kết quả 'bài xích, phân biệt chủng tộc' ở mức thấp nhất. Propranolol thực sự giúp con người giảm mức độ hận thù, cay cú ngay trong tiềm thức thông qua cơ chế xoa dịu các triệu chứng lo lắng, bức xúc, giúp người ta bĩnh tĩnh hơn và trở nên ôn hòa hơn.
2. Thuốc chữa chứng nghiện mua sắm Memantine
Trong đời sống hiện đại không ít người bỏ ra khá nhiều tiền lẫn thời gian để đi mua sắm, họ nghiện đến mức không thể bỏ được, khoa học gọi đây là hội chứng Oniomania (mua sắm cưỡng bức). Kể cả mua trực tuyến lẫn đi shopping trực tiếp.
Đây là căn bệnh rối loạn hành vi rất nghiêm trọng, nó có thể dẫn đến nhiều hậu quả như nợ nần, ảnh hưởng tới hôn nhân, hạnh phúc, phát sinh tình trạng trộm cắp mà chính người trong cuộc lại không nhận biết hết. Nó mang tính cưỡng bức giống như nghiện các chất kích thíc, được xem là 'bệnh' nhiều hơn là 'tật'.
Để khắc phục, các chuyên gia ở ĐH Minnessota Mỹ (UOM) vừa nghiên cứu và cho ra đời thành công viên thuốc mang tên Memantine, có tác dụng trị bệnh nghiện mua sắm ở nhóm người độ tuổi từ 19 đến 59.
Trước khi mời tham gia nghiên cứu, nhóm người này đã dành tới 61% thu nhập để mua sắm những thứ cưỡng bức mà họ chỉ thuộc nhóm thu nhập trung bình. Mỗi tuần bỏ ra tới 38 giờ cho việc shopping, từ mặc cả cho đến mua được hàng.
Sau khi dùng Memantine 8 tuần, bệnh tình của những người này giảm hẳn, hạn chế mua sắm, theo đó 'ý thức thôi thúc mua hàng' kèm theo những ý nghĩ phải đi chợ giảm hẳn. Tổng thể, Memantine giảm được tới trên một nửa triệu chứng rối loạn bệnh.
Theo các chuyên gia ở OUM, nguyên lý làm việc của Memantine là tác động đến glutamate, một loại hóa chất có trong não mà người ta tin rằng là thủ phạm làm gia tăng bệnh mua sắm cưỡng bức.
Theo giới y khoa, bệnh mua sắm cưỡng bức có họ hàng gần với căn bệnh OCD, tức là căn bệnh thôi thúc người ta khóa cửa nhà tới 30 lần trước khi rời khỏi nhà ra ngoài, sự thôi thúc này giống như ở người mắc bệnh rối loạn mua sắm cưỡng bức, nghĩa là cứ ép người ta phải nhanh chân đến siêu thị.
3. Thuốc trị chứng nghiện Dihydromyricetine
Nghiện là căn bệnh có nguồn gốc từ xa xưa, đồng hành và hành hạ con người. Rất đa dạng như nghiện rượu, ma túy, cờ bạc cho đến nghiện mua sắm, nghiện chơi game và cả chứng bệnh nghiện sex.
Để giúp con người tránh xa bệnh nghiện rượu, các chuyên gia ở ĐH California Mỹ (UOC) mới đây đã phát triển một loại thuốc có tên Dihydromyricetine, gọi tắt là DHM có khả năng giảm được chứng nôn nao thèm rượu.
Thuốc được bào chế từ các loại hóa chất có nguồn gốc từ loài cây lấy nhựa ở phương Đông, được người Trung Quốc dùng để chữa bệnh nghiện cách đây trên 5 thế kỷ.
Qua thử nghiệm ở trên chuột, bằng cách tiêm liều cao rượu vào cơ thể, chúng chạy như điên, sau đó được tiêm caffein, hoạt động của chúng bắt đầu thay đổi. Nhưng sau khi tiêm DHM, các hoạt động của chuột trở nên ôn hòa hơn.
Qua nghiên cứu chuyên sâu, khoa học phát hiện thấy DHM có tác dụng làm giảm các triệu chứng say. Sau đó tiêm tiếp cồn vào cơ thể chuột, tương đương 15-20 hộp bia mà con người có thể uống trong vòng 2 giờ, nhưng chuột không hề say và tìm ăn những hạt bỏng ngô bình thường.
Hiện nay tại Mỹ người ta đang chuẩn bị thử nghiệm DHM cho con người tuy nhiên theo các chuyên gia thì thuốc chỉ mang tính hỗ trợ và quyết tâm của người trong cuộc mới là điều quan trọng, nếu kết hợp cả hai sẽ phát huy tác dụng cao nhất. Riêng nhựa loại cây nói trên đã được Cơ quan Quản lý Thực & Dược phẩm Hàn Quốc (KFDA) phê duyệt cho phép lưu thông để chữa chứng nghiện từ năm 2008.
4. Thuốc trị bệnh phàm ăn Irisin
Theo Trung tâm Kiểm soát & Phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC), có trên 1/3 dân số Mỹ hiện đang phát phì do 'ăn cái gì cũng ngon', bởi vậy họ đang mong muốn tìm mua một loại dược phẩm có tác dụng triệt tiêu tính ngon miệng, giống như tác dụng của caffein.
Để thỏa mãn nhu cầu này, các chuyên gia ở Viện Ung thư Dana Farber (PCI) vừa cho ra đời một loại hormone có tính hoạt y chang luyện tập thể thao, có tác dụng làm tăng khả năng đốt mỡ của cơ thể, giúp con người trở nên mảnh mai, giống như chạy maraton mặc dù đang ngồi trên bàn ăn.
Loại hormone này được đặt tên là Irisin, có tác dụng giúp cơ thể chuyển đổi mỡ trắng sang mỡ nâu để tạo nhiệt, nguyên lý giống như vận động thể thao, vừa đốt calo cơ thể lại cải thiện quá trình xử lý insulin. Tóm lại, làm được nhiều chức năng giống như khi con người ta vận động thể chất, hay còn gọi là viên thuốc thay cho thể thao.
Mới đây, thuốc Irisin đã được thử nghiệm cho chuột trong vòng 10 ngày. Kết quả, lượng đường huyết và insulin được cải thiện theo chiều hướng tích cực, chuột giảm cân, giảm được hiệu ứng bất lợi của các loại thức ăn giàu mỡ, không bị béo phì và mắc bệnh tiểu đường.
Với kết quả trên, các nhà khoa học hy vọng, Irisin sẽ mang lại nhiều lợi ích cho con người, từ chữa béo phì, thừa cân cho đến rối loạn thần kinh, loạn dưỡng cơ và nhiều bệnh nan y khác.
Tuy có nhiều hứa hẹn song các nhà khoa học vẫn cảnh tỉnh, việc dùng Irisin chỉ mang tính hỗ trợ, còn việc duy trì cuộc sống vận động của con người mới là điều quan trọng, bởi bản chất con người sinh ra là để vận động.
(Theo Cracked)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!