Có khá nhiều mẹ bầu gặp tình trạng đầu ngực chảy sữa dù còn khá lâu mới đến ngày dự sinh. Điều này gây ra sự bối rối với mẹ bầu, nhất là với các mẹ mang bầu lần thứ nhất. Vậy tại sao lại có tình trạng ra sữa non sớm khi mang thai và mẹ có cần lo lắng về hiện tượng này không?
Ra sữa non sớm khi mang thai cùng các một số điều mẹ cần lưu ý
Bà bầu thông thường ra sữa non trong khoảng tháng thứ 7 của thai kỳ.
Tuy nhiên hiện tượng ra sữa non chỉ xuất hiện ở một số mẹ, một số mẹ bầu khác lại không có dấu hiệu tiết sữa non dù tuyến sữa vẫn hoạt động khá tốt.
Sữa non có dạng đặc dính, có màu vàng, xuất hiện vào tháng thứ 7 trở đi và lưu thông qua tuyến vú của người mẹ trong vòng 72 giờ đầu sau khi sinh con
Hiện tượng ra sữa non: Ban đầu, các mẹ sẽ thấy nhũ hoa có những gợn trắng, trông giống như là mụn. Khoảng một vài ngày sau đó (nhiều trường hợp kéo dài đến hàng tuần), mẹ bầu mới xuất hiện dấu hiệu tiết sữa thật sự.
Tiết sữa non không phải là mẹ bầu sắp chuyển dạ. Đây chỉ là hiện tượng tự nhiên, xảy ra do tuyến vú hoạt động mạnh mẽ để chuẩn bị sữa chào đón em bé ra đời. Nó hoàn toàn không phải là yếu tố dự báo việc bạn sắp chuyển dạ hay sảy thai.
- Theo thống kê, cứ 100 bà bầu thì có 4 đến 5 người có hiện tượng sữa chảy ướt áo, còn lại là ra ít sữa hoặc không có sữa. Cũng có nhiều người mẹ chỉ xuất hiện sữa non sau khi sinh nở.
Ra sữa non sớm khi mang thai liệu có nguy hiểm hay không?
Một số mẹ ra sữa non trong tháng 4, 5 hay 6 của thai kỳ, đó là hiện tượng ra sữa non sớm khi mang thai. Đây có thể là dấu hiệu bất thường.
Ra sữa non sớm khi mang thai có thể là sự báo hiệu của việc thay đổi nội tiết trong cơ thể hoặc có thể đây chính là những cảnh báo nguy hiểm như việc thai chết lưu
Nếu dấu hiệu ra sữa non sớm khi mang thai kèm theo hiện tượng đau bụng cùng chảy máu âm đạo, đặc biệt là với các mẹ có tiền sử sảy thai không rõ nguyên nhân thì cần phải hết sức lưu ý vì nó có thể liên quan tới nồng độ prolactin ở trong máu. Mức độ prolactin quá cao ức chế một số hoạt động, làm tiết ra nội tiết tố tuyến yên, gây ảnh hưởng đến chức năng nhau thai và sự phát triển bào thai. Khi thấy các hiện tượng này mẹ bầu cần thực hiện kiểm tra nội tiết để có biện pháp điều trị kịp thời.
- Ra sữa non sớm khi mang thai có lẫn máu: Một số mẹ bầu hoảng hốt vì phát hiện ra có chút ít máu lẫn trong sữa non. Điều này không cần lo lắng, chỉ là do sự phát triển quá nhanh về số lượng các mạch máu tập trung ở quanh vùng ngực. Nó không phải là sự cảnh báo tình trạng nguy hiểm gì về sức khỏe. Tuy nhiên, nếu mẹ thấy sữa non có lẫn máu quá mức cùng đầu ngực bị căng đau thì tốt nhất nên đi khám.
4 lưu ý mẹ nên biết trước khi mua sữa non cho trẻ
Mẹ bầu sắp đến tháng thứ 8 có thể gặp 6 điều này
4
Mẹ bầu có cần cai sữa cho con khi mang thai?
Loại sữa non nào tốt nhất cho trẻ sơ sinh?
Cách làm đẹp khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ dành cho mẹ bầu
Như vậy, tùy vào thời điểm xuất hiện ra sữa non sớm khi mang thai mà mẹ bầu có thể yên tâm về tình trạng sức khỏe của mình hay không. Thông thường sữa non xuất hiện từ tháng thứ 7 trở đi, nếu sớm hơn tốt nhất mẹ nên đi kiểm tra. Tuy nhiên mẹ cũng không nên chủ quan mà hãy thực hiện khám thai định kì để phát hiện và kịp thời điều trị những dấu hiệu bất thường để có một thai kì khỏe mạnh nhất.
>>>Xem thêm:Mẹ bầu ra sữa non khi mang thai có nguy hiểm hay không?
>>>Xem thêm:Sữa non và những điều mẹ cần biết
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!