Rau tiền đạo nguy hiểm như thế nào đối với thai kỳ?

Xét Nghiệm - 11/24/2024

Rau tiền đạo là một bệnh lý nguy hiểm đối với cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Thậm chí nếu mẹ bị rau tiền đạo còn có thể dẫn đến tử vong. Vậy cụ thể bệnh lý rau tiền đạo thai kỳ là gì? Nó có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Lily & WeCare.

Rau tiền đạo là một bệnh lý nguy hiểm đối với cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Thậm chí nếu mẹ bị rau tiền đạo còn có thể dẫn đến tử vong. Vậy cụ thể bệnh lý rau tiền đạo thai kỳ là gì? Nó có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Lily & WeCare.

Nhau tiền đạo là gì?

Theo các bác sĩ, nhau tiền đạo là tình trạng bất thường về vị trí bám của nhau – cụ thể nó không bám hoàn toàn vào thân tử cung mà chỉ bám một phần hay toàn bộ vào đoạn dưới của tử cung. Từ đó dẫn đến việc nhau “định cư” ở trên đường ra của thai nhi trong thời kỳ sinh nở. Thường thì có các vị trí nhau bám như sau:

- Nhau bám thấp: tình trạng này có nghĩa là nhau bám vào thân của tử cung và chỉ có một phần nhỏ bám vào đoạn dưới của tử cung. Nhau bám ở vị trí này tuy không gây chảy máu nhưng thường gây vỡ ối sớm, và đa số hồi cứu khi sổ nhau.

- Nhau bám bên: Có nghĩa là phần lớn nhau bám vào đoạn dưới chưa tới cổ tử cung, nếu gặp phải hiện tượng này thì bị chảy máu nhẹ.

- Nhau bám mép: Hiện tượng này là bờ bánh nhau tới cRau tiền đạo nguy hiểm như thế nào đối với thai kỳ?ổ tử cung chưa che lấp cổ tử cung, nếu bị thì chảy máu vừa.

- Nhau tiền đạo bán trung tâm không hoàn toàn: Trường hợp này là bánh nhau che lấp một phần cổ tử cung, có thể sờ thấy múi nhau và màng nhau, nếu bị sẽ chảy máu nhiều.

- Nhau tiền đạo trung tâm hoàn toàn: Đây là trường hợp mà bánh rau che kín cổ tử cung khi cổ tử cung đã mở, bạn có thể sờ thấy múi nhau và màng nhau, nếu bị thì thường chảy máu rất nhiều.

Rau tiền đạo nguy hiểm như thế nào đối với thai kỳ?

Nguyên nhân dẫn đến nhau tiền đạo khi mang thai

Nguyên nhân gây ra rau tiền đạo vẫn chưa được xác định rõ nhưng thường gặp ở những sản phụ như sau:

  • Những sản phụ lớn tuổi: khả năng mắc phải hiện tượng này là 1% đối với những sản phụ trên 35 tuổi.
  • Đa sản: có đến 1/179 (0,56%) trường hợp bị rau tiền đạo đối với những sản phụ sinh 3 lần; khoảng 2,2% bị rau tiền đạo đối với những sản phụ sinh trên 5 lần.
  • Những bà bầu có tiền sử nạo phá thai, sảy thai.
  • Ở tử cung có vết sẹo mổ cũ. Trên thực tế có nhiều nghiên cứu cho thấy, có một sự liên quan mật thiết giữa số lần mổ lấy thai với bệnh lý nhau tiền đạo: nguy cơ mắc nhau tiền đạo trên những tử cung không có vết mổ lấy thai là khoảng 0,26% trong khi tỷ lệ này có thể tăng đến 10% nếu có mổ lấy thai.
  • Bà bầu có tiền sử bị viêm nhiễm tử cung, hoặc có tiền sử bị nhau tiền đạo trong những lần mang thai trước.
  • Do bà bầu sử dụng thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá trong thời kì mang thai.
  • Do tử cung bị dị dạng.

Rau tiền đạo nguy hiểm như thế nào đối với thai kỳ?

Đây là bệnh lý nguy hiểm trong thai kỳ. Theo các bác sĩ thì tuỳ vào vị trí bám của rau mà rau gây ra những hậu quả khác nhau. Nhưng nhìn chung thì rau tiền đạo thường có những nguy cơ sau:

- Bánh rau : Tình trạng này thường to bờ không đều có thể dẹt mỏng các gai rau ăn sâu vào lớp cơ đoạn dưới tử cung của sản phụ.

- Màng rau : Vì dày cứng và khả năng giãn ra kém nên dễ bị rách ra khi có cơn co , từ đó dễ bị ối vỡ non hoặc ối vỡ sớm.

- Dây rau : Có thể dẫn đến hiện tượng dễ gây sa dây rau vì nó không bám vào giữa bánh rau mà bám vào bờ bánh rau gần lỗ cổ tử cung.

Phần dưới tử cung thường mỏng vì không có các lớp cơ đan các gai rau ăn sâu vào lớp cơ nên làm rạn nứt và dễ chảy máu.

- Ngôi thai : Đây là hiện tượng thường bình chỉnh không tốt đầu cao lỏng hoặc ngôi bất thường.

Rau tiền đạo nguy hiểm như thế nào đối với thai kỳ?

Rau tiền đạo gây nguy hiểm như thế nào cho mẹ bầu?

Nếu mẹ bầu bị rau tiền đạo thì có thể gặp các nguy cơ như:

- Bị xuất huyết âm đạo, thậm chí tình trạng có thể rất nặng, gây choáng mất máu và dẫn đến tử vong ở mẹ (tại Việt Nam hiện nay tỷ lệ tử vong mẹ khoảng 1,16%)

- Rối loạn đông máu, tình trạng này có thể xảy ra, nhưng thường thì ít gặp ở rau tiền đạo, thậm chí ngay cả khi rau bong theo diện rộng.

Rau tiền đạo nguy hiểm như thế nào đối với thai nhi?

Khi mẹ bầu bị rau tiền đạo thì thai dễ bị suy do thiếu máu; bị sinh non tháng, do khả năng phải chấm dứt thai kỳ sớm. Nếu như tình trạng xuất huyết âm đạo trầm trọng, và nó xảy ra trước khi thai trưởng thành thì bác sĩ sẽ quyết định cho sản phụ sinh sớm để cứu mẹ, bởi thế mà thai non tháng là một trong những lý do chính làm cho tỷ lệ tử vong của thai nhi còn khá cao. Theo thống kê thì tỷ lệ tử vong của con trong rau tiền đạo kể cả non tháng hay đủ tháng chiếm tỉ lệ lên đến 30 – 40%.

Có cách nào phát hiện bị nhau tiền đạo trước khi sinh?

Cho đến thời điểm này thì phương pháp an toàn và được dùng nhiều nhất là siêu âm. Phương pháp này có thể giúp phát hiện sớm rau tiền đạo từ tuần lễ thứ 20 của thai kỳ. Qua siêu âm, ngoài việc khảo sát được hình thái của thai nhi, ước tính được trọng lượng qua các số đo... thì các bác sĩ có thể xác định được vị trí bánh nhau bám vào tử cung.

Như vậy, rau tiền đạo rất nguy hiểm đối với cả mẹ và bé trong thai kỳ. Lily & WeCare khuyên mẹ bầu nên đi siêu âm sớm để có thể biết bệnh kịp thời và có những phương pháp xử lý sớm nhất có thể.

Xét nghiệm sàng lọc thai kỳ giữ an toàn cho cả mẹ và thai nhi

Xét nghiệm tại nhà Xander

Xét nghiệm tại nhà Xander đã và đang là lựa chọn của rất nhiều phụ nữ mang thai muốn thực hiện sàng lọc định kỳ bởi: Xander là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nộivà hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Xander cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

Rau tiền đạo nguy hiểm như thế nào đối với thai kỳ?

Hiện Xander cung cấp 3 gói xét nghiệm Sàng lọc thai kỳ tùy theo từng giai đoạn mang thai của mỗi mẹ, bao gồm: Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36. 3 gói xét sẽ có các xét nghiệm giúp phát hiện sớm các hiện tượng bất thường khi đang mang thai nhằm có những phương pháp chăm sóc hay điều trị phù hợp và kịp thời.

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (theo từng gói khách hàng lựa chọn) + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Giá của các gói xét nghiệmSàng lọc thai kì từ tuần 11-13, 15-22, 32-36 được cập nhật ở cuối bài viết.

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Nhau tiền đạo bám thấp có ảnh hưởng thế nào?
  • Những vấn đề cần biết về nhau tiền đạo trung tâm

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!