Rối loạn ngưng thở khi ngủ và tăng huyết áp

Sống khỏe mạnh - 05/06/2024

80% bệnh nhân tăng huyết áp kháng trị bị rối loạn thở khi ngủ.

Ngưng thở khi ngủ gây ra áp lực tim mạch kéo dài, dẫn đến tăng huyết áp suốt ngày và đêm. Người có ngưng thở tắc nghẽn từ nhẹ đến trung bình có nguy cơ tăng huyết áp cao gấp đôi. Người có ngưng thở tắc nghẽn nặng thì nguy cơ tăng huyết áp cao gấp 3 người không bị ngưng thở tắc nghẽn.

Điều trị hiệu quả ngưng thở khi ngủ đã được chứng minh làm giảm huyết áp rõ rệt trong lúc ngủ cũng như khi thức giấc.

Rối loạn ngưng thở và suy tim sung huyết:

73% bệnh nhân suy tim sung huyết có rối loạn ngưng thở khi ngủ phổ biến ở bệnh nhân suy tim vừa và nặng, làm bệnh tim mạch tiến triển, ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị và cả làm tăng tỉ lệ tử vong.

Các nghiên cứu đã chứng minh điều trị ngưng thở khi ngủ hiệu quả sẽ giúp cải thiện chức năng tim (phân suất tống máu thất trái, LVEF-left ventricular ejection fraction) và làm phì đại tim (kích thước cuối tâm thu thất trái, LVSED-left ventricular end-systolic dimension).

Rối loạn ngưng thở khi ngủ và tăng huyết áp

Ngưng thở khi ngủ gây ra áp lực tim mạch kéo dài, dẫn đến tăng huyết áp suốt ngày và đêm (Ảnh minh họa: Internet)

Rối loạn ngưng thở và bệnh động mạch vành (CAD):

Khoảng 30% bệnh nhân động mạch vành bị rối loạn thở khi ngủ. Điều trị ngưng thở tắc nghẽn ở bệnh nhân động mạch vành giúp làm giảm xảy ra các biến cố tim mạch mới (ví dụ tử vong, nhập viện, tái thông mạch), và làm tăng khoảng thời gian giữa các biến cố đó.

Rối loạn ngưng thở và rung nhĩ (AF):

Ngưng thở tắc nghẽn ảnh hưởng đến khoảng 50% số bệnh nhân rung nhĩ.

Bệnh nhân rung nhĩ được điều trị CPAP hiệu quả sẽ có nguy cơ rung nhĩ tái phát thấp hơn bệnh nhân không được điều trị ngưng thở tắc nghẽn

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!