Sai lầm của mẹ khi chăm con bị cảm cúm

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Mùa đông chính là thời điểm các bé dễ bị cảm cúm nhất. Nếu cha mẹ không tỉnh táo, cứ làm theo những kinh nghiệm và phương pháp dân gian thì có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Sau đây Lily & WeCare sẽ chỉ ra những sai lầm phổ biến mà mẹ hay mắc phải khi chăm con bị cảm cúm.

Mùa đông chính là thời điểm các bé dễ bị cảm cúm nhất. Nếu cha mẹ không tỉnh táo, cứ làm theo những kinh nghiệm và phương pháp dân gian thì có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Sau đâyLily & WeCare sẽ chỉ ra những sai lầm phổ biến mà mẹ hay mắc phải khi chăm con bị cảm cúm.

Sai lầm của mẹ khi chăm con bị cảm cúm

1. Vội kết luận bệnh

Nhiều mẹ thường cho rằng, trẻ cứ có thân nhiệt trên 37 độ C thì trẻ đã bị sốt. Tuy nhiên, nhiệt độ của trẻ thay đổi tuỳ theo thời gian trong ngày và theo vị trí mà mẹ đo, ở dưới cánh tay, trán hay miệng... Ngoài ra, các bé cũng thường có thân nhiệt cao hơn người lớn. Theo tuổi, thân nhiệt ở bé sẽ dần ổn định vì thế, trên 37 độ C không phải lúc nào cũng là bé bị sốt.

Do đó, khi muốn kết luận con có thực sự bị sốt hay không, mẹ cần xem xét nhiều yếu tố. Mẹ nên để ý nhiệt độ ở bé thường cao nhất trong buổi chiều và buổi tối, đấy là thời gian mẹ có thể nhận biết rõ bé có đang bị sốt hay không.

Sai lầm của mẹ khi chăm con bị cảm cúm

2. Tự mua thuốc cảm cúm cho trẻ

Mỗi khi thấy bé bịcảm cúm, đầu tiên các mẹ hay tự ý ra hiệu thuốc mua thuốc hạ sốt, giảm đau cho trẻ uống. Bố mẹ nên biết rằng, việc sử dụng thuốc điều trị bệnh cúm cho con khi không được chẩn đoán chính xác bệnh dễ khiến phản tác dụng và có thể làm cho bệnh trở nên nặng hơn, thậm chí gây ra những biến chứng nguy hiểm cho con.

Trẻ ốm được uống kháng sinh sẽ khỏi bệnh rất nhanh nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc cơ thể bé sẽ càng yếu hơn, giảm khả năng tự chống chịu được với vi khuẩn, virut. Chính vì vậy, khi trẻ bị cảm cúm, tốt nhất bạn hãy đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế và được bác sĩ chỉ định dùng thuốc chính xác.

3. Xem nhẹ bệnh

Rất nhiều bậc phụ huynh, đặc biệt những bố mẹ ở vùng nông thôn luôn cho rằng việccảm cúm, ho, sổ mũi,... là những bệnh hàng ngày và tự khắc khỏi không cần đến bệnh viện khám và điều trị.

Bố mẹ nên lưu ý rằng khi trẻ bị cảm cúm mà không được chăm sóc đúng cách thì tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Khi bệnh gây ra những biến chứng nguy hiểm mới đi tìm giải pháp điều trị thì lúc này thời gian điều trị sẽ kéo dài và khó khăn hơn.

Trong trường hợp trẻ bị ho hoặc cảm nhẹ, các mẹ hãy áp dụng các phương pháp tự nhiên để chữa trị như trà cam thảo dịu cổ họng, chanh đào mật ong, nước vo gạo và rau diếp cá...Nếu bé ốm nặng hơn, mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để mua thuốc đúng chủng loại, tuyệt đối không tự ý mua theo kinh nghiệm cá nhân.

Sai lầm của mẹ khi chăm con bị cảm cúm

4. Không phân biệt cảm cúm và cảm lạnh

Rất khó để phân biệt tình trạngcảm cúm với cảm lạnh. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ nên biết rằng, cảm lạnh sẽ đến và đi mà không để lại bất kỳ hậu quả nghiêm trọng nào. Còn cảm cúm, nếu không được chữa trị đúng cách, bé yêu của bạn thậm chí có thể bị viêm phổi nặng rất nguy hiểm. Chính vì không phân biệt rõ ràng bệnh cảm cúm hay cảm lạnh, nên khi thấy con có triệu chứng sốt, sổ mũi,...cha mẹ thường mua kháng sinh cho con uống.

Điều trị cảm cúm cho trẻ bằng thuốc kháng sinh cũng giống như sử dụng thuốc nhỏ mũi để điều trị bệnh đau mắt. Vì thuốc kháng sinh chỉ diệt vi khuẩn, nhưng bệnh cảm lạnh và cảm cúm lại là do virut, một loại vi trùng tinh vi và hoàn toàn khác với vi khuẩn.

Hiểu lầm này dù đã được các bác sĩ giải thích thường xuyên nhưng vẫn có rất nhiều người hiểu lầm về nó và cho con dùng thuốc kháng sinh khi bé bị cảm cúm hoặc cảm lạnh. Thuốc kháng sinh không chỉ không hiệu quả với việc trị bệnh cảm lạnh hoặc cảm cúm, nó còn gây các tác dụng phụ như tiêu chảy và ảnh hưởng đến dạ dày của trẻ. Nguy hiểm hơn, vi khuẩn gây bệnh có thể tiến hóa và kháng thuốc làm cơ thể bé dễ rơi vào tình trạng nhiễm khuẩn và nhiễm bệnh hơn.

Tốt nhất, Khi thấy con bị cảm cúm, cha mẹ hãy cho bé đến bác sĩ để khám và mua thuốc theo đơn để con nhanh khỏi bệnh.

5. Kiêng ăn các chất béo như trứng, sữa khi bị cảm

Không ít các mẹ thường thực hiện chế độ kiêng chất béo như trứng, sữa cho con khi con bị cảm. Tuy nhiên, đây là một sai lầm không phải ai cũng biết. Khi bị cảm cúm, cơ thể trẻ sẽ bị mất cảm giác ngon miệng, các triệu chứng như chảy nước mũi, ho, sốt đều làm tăng sự tiêu hao năng lượng cơ thể, vì vậy nếu không biết tăng cường dinh dưỡng và nạp đủ năng lượng cho cơ thể bé thì bệnh càng lâu khỏi hơn.

Do đó, sau khi bị cảm cần phải ăn nhiều thực phẩm dễ tiêu hóa hơn, khẩu vị nên thanh đạm, nên bổ sung nhiều protein, vitamin và nguyên tố vi lượng như thịt nạc, các loại trứng, rau, hoa quả... để cơ thể phục hồi nhanh chóng.

Sai lầm của mẹ khi chăm con bị cảm cúm

Lưu ý chăm sóc trẻ khi bị cảm cúm

Khi bị cảm cúm, các bậc phụ huynh cần chú ý những điều dưới đây:

- Cần bổ sung nước cho cơ thể của bé nhằm đẩy nhanh sự bài tiết chất thải ra ngoài cơ thể và kịp thời bổ sung lượng nước đã mất, cải thiện tình trạng bệnh.

- Ăn nhiều hoa quả nhằm bổ sung tăng cường vitamin nâng cao sức đề kháng giúp cơ thể bé sớm đẩy lùi bệnh tật.

- Giữ ấm cơ thể và lưu thông không khí trong phòng, luôn phải giữ không gian thoáng, sạch.

- Ngủ và nghỉ ngơi là phương pháp hiệu quả để khôi phục sức khỏe, rút ngắn thời gian chữa bệnh.

- Không nên tự ý chẩn đoán bệnh và tùy ý sử dụng thuốc cho trẻ bị cảm cúm tránh trường hợp bệnh vừa không khỏi lại thêm tốn kém chi phí điều trị.

Trên đây là những thông tin mà các bậc phụ huynh cần tìm hiểu và nhận thức rõ để tránh những sai lầm khi chăm trẻ bị cảm cúm. Khi thấy bất kỳ dấu hiệu khác thường nào của bé tốt nhất mẹ nên đưa bé đi khám và dùng thuốc kê đơn theo chỉ định của bác sĩ để bé được điều trị đúng cách và đảm bảo sức khỏe.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!