Sai lầm khi nấu cơm khiến rước bệnh vào người

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Sử dụng gạo xay quá trắng, dùng nước lạnh để nấu cơm... là sai lầm bà nội trợ thường gặp phải khiến gạo mất chất dinh dưỡng và dễ mắc một số bệnh.

1. Sử dụng gạo xay quá trắng

Tình trạng gạo bị xay xát quá kỹ rất phổ biến hiện nay để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng vì họ cho rằng gạo xát trắng nhìn đẹp mắt và ngon hơn.

Thực tế, loại gạo bị xay xát quá kỹ khiến cho lớp cám bao bên ngoài - vốn chứa những thành phần dinh dưỡng tốt nhất của gạo cũng bị lấy đi.

Thức còn lại mà bạn ăn chỉ còn là lõi bột đường của gạo, đó chính là nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, huyết áp cao, phù thũng... nếu ăn quá nhiều.

Sự thật này tuy mới mẻ với nhiều người nhưng không phải không có cơ sở.

Để đưa ra kết luận đó, các nhà nghiên cứu tại trường Y tế công cộng Harvard ở Boston đã tiến hành các cuộc nghiên cứu kéo dài trong nhiều năm với số người tham gia lên đến 352.000 người đến từ các nước Trung Quốc, Nhật Bản Mỹ và Úc.

Trong quá trình nghiên cứu, 13.284 người đã mắc bệnh tiểu đường. Châu Á vẫn là khu vực có nhiều người mắc bệnh tiểu đường hơn.

Sai lầm khi nấu cơm khiến rước bệnh vào người

Cẩn thận khi chọn gạo và nấu cơm để bảo vệ sức khỏe gia đình bạn (Ảnh minh họa: Internet)

Các nhà nghiên cứu cho biết, gạo có chỉ số đường huyết cao, nghĩa là cơ thể nhanh chóng chuyển đổi các chất đường bột trong gạo thành glucose.

Chỉ số đường huyết của gạo trắng là 64 trên thang điểm 100 đứng đầu trong số các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao.

Kết luận được đưa ra: ăn gạo trắng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Những người ăn ba bữa gạo trắng mỗi ngày dễ mắc bệnh tiểu đường loại hai hơn những người ăn 2 bữa/tuần.

2. Sử dụng nước lạnh để nấu khiến cơm mất chất dinh dưỡng

Theo thống kê, có đến 9/10 bà nội trợ thường sử dụng nước lạnh để nấu cơm. Cách nấu này khiến cho gạo bị trương lên, chất dinh dưỡng bị tan ra trong nước.

Theo PGS, TS Nguyễn Văn Hoan (nguyên Giám đốc Viện Nghiên cứu Lúa - ĐH Nông nghiệp Hà Nội), việc nấu cơm bằng nước sôi sẽ khiến cho thời gian nấu cơm ngắn đi, hạt gạo nhanh chín hơn đồng thời chín đều và dẻo hơn.

Nếu nấu cơm bằng nước nóng, lớp ngoài của hạt gạo sẽ nhanh chóng co lại tạo thành 1 lớp màng bảo vệ giúp gạo không bị trương, nứt vỡ, từ đó các chất dinh dưỡng sẽ không bị hòa tan trong nước hoặc bay hơi.

Theo TS Nguyễn Văn Hoan, nhờ việc nấu cơm bằng nước sôi, đậy kín vung để giữ nhiệt và tránh không cho gạo tiếp xúc với không khí sẽ giúp cho lượng vitamin B1 được giữ lại nhiều hơn 30% so với cách nấu bằng nước lạnh.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!