Đối với trẻ em, khóc cũng là một hình thức giao tiếp. Khi ngôn ngữ bị hạn chế, hay không biết phải diễn tả mong muốn của mình như thế nào, hoặc khi khó ở trong người thì khóc luôn xuất hiện đến bên trẻ.
Mọi thứ, từ chuyện bố không cho ăn nam châm, nhà hết bánh donut khi thèm, hay hôm nay là sinh nhật mà giờ mẹ mới nói, cho đến chuyện đòi lái xe, đòi chơi dao, đòi uống thuốc mà không được... tất cả đều có thể trở thành lý do khóc của trẻ.
Như để an ủi nhau, như để biết rằng mình không hề đơn độc trong cuộc chiến với những lần con khóc vô cớ, các ông bố bà mẹ ở khắp mọi nơi đã tạo ra hashtag #WhyMyKidIsCrying (Tạm dịch: Tại sao con tôi khóc lóc) để chia sẻ những cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất mà con cái họ đã gặp phải. Tuy nhiên, phần lớn trong số đó đều xuất phát từ những lý do hết sức vô lý. Nếu không tin, mời bạn xem chùm ảnh sau sẽ rõ.
Mẹ bảo lên xe ngồi thì cứ lăn ra dỗi rồi đòi mẹ bế.
Hôm nay là sinh nhật của con mà sao giờ mẹ mới nói?
Mẹ ơi, bố không cho con ăn nam châm.
Tại sao cả nhà được uống bia còn con thì không?
Bố không cho lái xe thế là liền luyện giọng hét.
Khóc cả ngày vì bố ăn dưa chuột mà không cho con.
Thức ăn của chó cũng đòi ăn. Không được là khóc sướt mướt mãi không nín.
Ăn hết bánh rồi lăn ra ăn vạ.
Khi anh trêu đã ăn mất cái mũi.
Con không muốn có một cái chai nhựa ở trong xe cùng con.
'Con đòi sữa cho vào bát ngũ cốc, tôi cho sữa vào rồi mà cậu chàng vẫn lăn đùng ra dỗi', một bà mẹ kể.
Mẹ không cho con chơi dao là con la toáng lên cho mẹ xem.
Bố nói hơi lớn tiếng... giật mình... rồi lăn ra ăn vạ.
Con đã cho mẹ miếng vỏ bánh pizza con đang nhai dở mà sao mẹ không ăn.
Nước mắt ngắn dài khi mẹ không cho uống thuốc hạ sốt dù bản thân đang khỏe mạnh.
Sao mẹ lại đóng của nhà tắm.
Khi nhà hết bánh donut mà tự dưng con lại thèm ăn.
Con không thích có bạn gái chơi bên cạnh.
Sao có bánh ở trên dĩa mà không cho con ăn chứ?
Vì bố quên không xịt keo chải tóc cho con.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!