Hiện nay tỷ lệ sinh mổkhông ngừng gia tăng tại tất cả các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam hiện nay tỷ lệ này chiếm đến 29,5%, còn tại Mỹ chiếm 32%, không những thế ở Brazil còn lên tới 52%. Mặc dù sinh mổ không để lại quá nhiều lợi ích cho bà bầu như đẻ thường nhưng do một số nguyên nhân như trong quá trình thai kỳ bà bầu bị gặp vấn đề ngoài ý muốn, hay muốn chọn cho con một ngày sinh tốt và tránh ảnh hưởng đến vùng kín nên nhiều bà mẹ chọn sinh mổ.
Sinh mổ là một cuộc phẫu thuật phức tạp nên quá trình hồi phục cua nó rất lâu. Đặc biệt là những vấn đề kiêng cữ sau khi sinh mổ cần được quan tâm nhiều hơn vì nó có ảnh hưởng rất nhiều đến việc phục hồi sức khỏe của người mẹ sau khi sinh. Vậy sinh mổ xong bạn cần kiêng cữ những gì để hạn chế những rủi ro về việc nhiễm trùng và việc hồi phục sức khỏe diễn ra lâu hơn
1. Không nên nằm quá lâu
Các mẹ chỉ nên nằm trên giường từ 6-8 tiếng sau khi sinh mổ để giữ vết thương cố định. Nếu mằn quá lâu sẽ dẫn tới hiện tượng nước ối bị tích tụ trong tử cung và không thoát ra được.
Các mẹ nên vận động chân tay, hoặc đứng dậy đi lại nhẹ nhàng để máu được lưu thông, khi huyết được điều tiết tránh dẫn đến tình trạng nguy hiểm đó là dính ruột.
2. Không nên giữ mình nằm quá lâu trên một mặt phẳng
Theo như giải thích của bác sĩ, những bà mẹ sau khi sinh mổ khi hết thuốc gây mê lúc này mới cảm nhận được vết mổ rất đau. Nếu nằm quá lâu một tư thế ngửa mình sẽ làm cho tử cung dãn mạnh hơn, cơ bụng và một số bộ phận khác bị tác động gây ra cảm giác đau đớn giữ dội hơn.
Để giảm tình trạng này, các mẹ sau khi sinh mổ nên lấy một cái gối mềm để kê dưới lưng và nằm nghiêng sang một bên sẽ giúp các mẹ dễ chịu hơn.
3. Lưu ý không nên ăn quá no
Việc ăn quá no sẽ gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của các bà mẹ kể cả sinh mổ lẫn sinh thường. Sau khi thực hiện phẫu thuật xong thì phần tử cung, phần cơ bụng và cả dạ dày, ruột và hệ thống tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng. Điều này làm cho quá trình tiêu hóa cũng bị giảm đi nên các mẹ không được ăn quá no sẽ làm tăng áp lực lên hệ tiêu hóa, gây tình trạng đầy hơi thậm chí là táo bón sau sinh.
Những đồ ăn nhẹ nhàng phù hợp với các mẹ lúc này là canh, cháo loãng hoặc những loại súp gà... để có thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng mà không gây áp lực lên dạ dày.
4. Hạn chế tối đa làm việc nhà hoặc việc nặng
Việc kiêng cữ giúp các mẹ hạn chế sự tổn thương về mặt tinh thần cũng như những bộ phận bên trong và bên ngoài khác... Vì vậy việc nghỉ ngơi là cần thiết để thời gian hồi phục diễn ra nhanh hơn. Nếu như các mẹ làm việc nặng hay những công việc linh tinh trong nhà thì vết thương sẽ bị ảnh hưởng.
Các mẹ sau khi sinh mổ cần lưu ý
Hạn chế không mang vác đồ nặng
Không với đồ ở trên cao
- Khi ẵm bé cần sử dụng một chiếc gối mềm và nhỏ để ở bụng để tránh bé đạp vào vết mổ.
5. Hạn chế ăn đồ tanh
Đồ tanh làm cho vết thương của mẹ lâu lành hơn vì nó ức chế quá trình đông máu trong cơ thể. Vậy nên các mẹ lưu ý hạn chế ăn những món như cá, ốc, cua, hải sản...
Bạn cũng nên hạn chế ăn lòng trắng trứng, rau muống và cơm nếp vì nó làm cho vết sẹo mổ chở nên lồi, lõm...
Các mẹ cũng nên kiêng những đồ uống chứa chất kích thích như bia rượu, cà phê và đồ uống có gas.
6. Không nên để cơ thể bị nhiễm lạnh
Các mẹ không được đụng vào nước lanh, không để cho cơ thể bị nhiễm lạnh hay không được ăn, uống đồ lạnh. Bởi vì lúc này cơ thể rất yếu nếu để bị nhiễm lạnh sẽ kéo theo nhiều bệnh về viêm khớp, đau chân và tay về sau.
Sau 2-3 ngày sinh mổ mẹ có thể tắm bằng nước ấm để vệ sinh cơ thể, vệ sinh cả vết mổ tránh bị nhiễm trùng.
7. Không nhịn tiểu và đại tiện
Việc nhịn đại tiện lâu sẽ làm bạn bị táo bón, nhiều mẹ sợ đau nên không đi tiểu tiện và đại tiện thực chất các mẹ nên nhịn 1-2 ngày đầu. Vì những chất cặn bã không được đào thải ra ngoài mà ứ đọng trong cơ thể sẽ rất nguy hiểm và gây ra nhiều bệnh không mong muốn.
8. Không ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ
Hạn chế ăn nhiều các thức ăn dễ đầy hơi như tinh bột, sữa đường, sữa đậu nành và các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ vì chúng làm cho cơ thể khó tiêu hóa hơn thế cũng ảnh hưởng đến huyết áp - đây là bệnh dễ mắc phải ở bà bầu sau khi sinh.
9. Không nên quan hệ quá sớm
Phụ nữ sau khi sinh mổ không gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục nhưng tình trạng cơ thể còn yếu chưa phục hồi hẳn hơn nữa lúc này tử cung chưa được đóng lại nên việc quan hệ quá sớm sẽ xảy ra viêm nhiễm.
Đồng thời, khi hoạt động mạnh cũng ảnh hưởng đến vết mổ, gây tình trạng viêm nhiễm và chảy máu ngoài da hay gây sưng tấy.
5 “không” của chế độ ăn sau sinh mẹ nên tuân thủ
Tất tần tật các phương pháp phòng tránh thai hiệu quả nhất hiện nay
Nên dùng cách tránh thai bằng bao cao su hay uống thuốc khi quan hệ?
Chăm sóc vết mổ đẻ như thế nào?
Những lưu ý cho mẹ bầu trước khi sinh mổ buộc phải biết
10. Không nên tự dùng thuốc giảm đau
Những ngày đầu tiên sau sinh các mẹ sẽ phải chịu ảnh hưởng của những cơn đau từ vết mổ đẻ và hiện tượng co dạ con. Đừng vì vậy mà sử dụng thuốc giảm đau khi chưa được bác sĩ kê đơn loại thuốc giảm đau phù hợp và an toàn đối với vết mổ đẻ.
11. Các mẹ cần lưu ý cách chăm sóc vết mổ sau sinh
Tuần đầu sau sinh
Bạn cần được bác sĩ chuyên khoa chỉ định dùng một số loại thuốc giảm đau và sát trùng để được an toàn tuyệt đối. Những thuốc này sẽ không ảnh hưởng đến nguồn sữa non nên hãy tranh thủ cho con bú sau sinh càng sớm càng tốt. Ngoài ra, bạn cũng nên thay băng và sát trùng thường xuyên để tránh tình trạng nhiễm trùng.
Về chế độ ăn uống mẹ cũng nên chỉ uống nước lọc và ăn cháo loãng cho đến khi đánh hơi được mới bắt đầu ăn thêm thực phẩm khác.
Về vấn đề đi lại và nghỉ ngơi: Nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, nên nằm nghiêng sang một bên để tránh tình trạng co tử cung và tránh bị nôn. Khi đã đỡ đau hơn nên ngồi dậy đi lại nhẹ nhàng hoặc vận động tay chân để thông huyết và tránh tình trạng dính ruột.
Một tuần sau sinh
Chăm sóc vết sẹo: Hãy là theo chỉ dẫn của bác sĩ khi đã được cắt chỉ để chăm sóc vế mổ sau sinh được an toàn. Thời gian này các mẹ nên dùng bông ấm để chườm vết mổ hàng ngày để tránh bị ngứa và đau khi thời tiết chuyển mùa.
Về chế độ ăn uống: Sau khi các mẹ đã có thể thải khí ra ngoài cơ thể thì các mẹ nên bắt đầu ăn những thức ăn lỏng đến sền sệt, nên chọn các thức ăn có nhiều dinh dưỡng mà lại dễ tiêu hóa như canh, cháo nhuyễn và rau xanh...sau đó tùy vào mức độ khôi phục của mỗi người mà bắt đầu chở lại ăn bình thường.
Về việc đi lại: Trong vòng 2 tháng các mẹ nên tránh vận động nặng để không ảnh hưởng đến vết thương.
Trên đây là những điều các mẹ cần phải biết để kiêng cữ sau khi sinh mổ. Ngoài ra các mẹ cũng nên tìm đọc những thông tin liên quan đến cách chăm sóc vết mổ sau sinh hay chế độ ăn sau sinh để sức khỏe được khôi phục nhanh chóng.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!