Say nóng, say nắng ở trẻ em, ngừa thế nào?

Nuôi dạy con - 11/24/2024

Tìm hiểu về hiện tượng say nắng ở trẻ trên Hello Bacsi sẽ cho bạn biết về triệu chứng, cách ngăn ngừa và xử trí khẩn cấp để bảo vệ con khi vui chơi mùa hè.

Tình trạng say nóng, say nắng là một tình trạng bệnh lý đe dọa tính mạng xảy ra khi nhiệt độ cơ thể của người bệnh đột nhiên tăng cao. Về cơ bản, đây là lúc nhiệt độ cơ thể tăng lên, trong khi cơ thể không có khả năng điều tiết để tự hạ nhiệt.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đặc biệt dễ bị say nóng. Em bé dễ bị say nóng nếu ở bên ngoài quá lâu trong thời tiết rất nóng, đặc biệt là khi em bé bị mất nước hoặc ăn mặc quá nóng.

Bạn tuyệt đối không được để bé ngồi trong xe hơi nóng – hay trong một chiếc xe ô tô đang đậu sẽ dễ làm bé bị say nóng. Say nóng dễ xảy ra trong vòng vài phút trong một chiếc xe hơi mà nhiệt độ bên trong cao hơn nhiều so với nhiệt độ bên ngoài.

Làm sao để phát hiện con bạn bị say nóng, say nắng?

Đầu tiên em bé có thể biểu hiện một số dấu hiệu bị đuối sức nhẹ. Bạn có thể dễ nhận thấy con bị mệt hay khát bất thường, hoặc là làn da của bé bị lạnh hay vã mồ hôi. Nếu con bạn đủ lớn, bé có thể bị chuột rút ở chân hay ở bụng.

Nếu bé bị kiệt sức do say sắng dẫn đến đột quỵ, bé có thể xuất hiện bất kỳ một trong số các triệu chứng sau đây:

  • Nhiệt độ cơ thể ở mức 39ºC hoặc cao hơn – nhưng bé không bị đổ mồ hôi;
  • Da khô, đỏ, nóng;
  • Mạch đập nhanh;
  • Bồn chồn;
  • Chóng mặt;
  • Hoa mắt;
  • Nhức đầu (làm cho con bạn trở nên cáu kỉnh);
  • Nôn;
  • Thở nhanh và nông;
  • Thờ ơ (em bé của bạn có thể không phản ứng mạnh như bình thường khi bạn gọi tên của hoặc cù bé);
  • Bất tỉnh;
  • Bé xuất hiện các dấu hiệu bị mất nước.

Bạn nên làm gì nếu nghi ngờ con bị say nóng, say nắng?

Bạn sẽ cần phải hạ thân nhiệt của bé xuống càng nhanh càng tốt. Thời gian là yếu tố cốt yếu bạn cần coi trọng- một đứa trẻ bị say nóng nặng có thể dễ dàng dẫn tới hôn mê.

Đầu tiên, bạn hãy gọi cho 115. Sau đó cởi bớt quần áo cho bé và đặt bé nằm xuống trong một khu vực mát mẻ. Nếu bạn đang ở bên ngoài nắng, hãy tìm nơi có bóng râm, nhưng nếu có thể, bạn hãy cho bé vào trong một căn phòng mát mẻ.

Trong khi bạn đang chờ đợi xe cứu thương, bạn nên tìm cách hạ nhiệt cho bé bằng một chiếc khăn nhúng vào nước lạnh, và quạt cho con. Bạn có thể sử dụng quạt máy hoặc đơn giản quạt cho con bằng tay, có thể bằng bất cứ thứ gì bạn có như một tờ báo chẳng hạn.

Nói chuyện với bé để giữ cho con bình tĩnh. Đừng cho con uống bất cứ thứ gì. Dù bạn có cho con uống acetaminophen, bé vẫn không thể hạ được thân nhiệt của bé xuống nếu em bé bị sốt do say nóng.

Nếu con bạn đang có dấu hiệu kiệt sức vì nóng nhưng không nặng đến mức bị say nóng, bạn hãy đưa con vào nằm trong nhà, tốt nhất là có máy lạnh. Cho con bú mẹ hoặc bú bình. Nếu con bạn hơn 4 tháng tuổi trở lên, hãy cho con bạn uống một ít nước.

Bạn cũng có thể cho con bạn tắm mát trong bồn và giữ con trong nhà cả ngày. Nếu sức khỏe của con bạn không có vẻ được cải thiện sớm, bạn nên đưa con đi khám bác sĩ hoặc cấp cứu khẩn cấp.

Bạn có thể giúp con tránh bị say nóng, say nắng bằng cách nào?

Rất dễ để con bạn bị say nóng, đặc biệt là nếu con của bạn không quen với thời tiết nắng nóng (như vào đầu mùa hè). Hãy ngăn ngừa say nóng bằng những việc sau:

  • Bạn nên cho con mặc các loại quần áo gọn nhẹ, rộng rãi;
  • Bạn nên chú ý giữ cho bé ở trong bóng râm khi bạn cho con ra bên ngoài, và kiểm tra nhiều lần để chắc chắn rằng con bạn cảm thấy trên xe thoáng mát;
  • Cho con uống nhiều hơn bình thường vào những ngày nóng;
  • Khi nhiệt độ thực sự rất nóng bên ngoài, tốt nhất đừng để con đi ra ngoài;
  • Nếu nhà của bạn rất nóng và không có điều hòa không khí, bạn nên tìm kiếm chỗ cho con trú chân ở những nơi công cộng thoáng mát như thư viện, trung tâm mua sắm…

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!