Nạn nhân trong những trường hợp này thường bị các chấn thương như gãy xương chân tay, cột sống, xương chậu, lồng ngực… thậm chí bị các vật đâm xuyên vào người hay đứt lìa chi thể.
Giải phóng hoặc phần cơ thể hoặc chi thể bị chèn ép
Hãy lấy bỏ vật đè như khối bê tông, sắt thép, cây đổ, tường sập sớm nhất có thể. Thao tác thực hiện nhẹ nhàng, tránh làm trầm trọng thêm những tổn thương. Hầu hết tổn thương bị đè ép thường gặp nhất là ở chi dưới, vùng chậu.
Tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào
Trong những trường hợp mà thời gian nạn nhân bị chèn ép kéo dài, cần chèn ga ro ngay phía trên đoạn chỉ thể bị đè ép để đảm bảo nạn nhân không bị sốc. Các chất độc sinh ra ở phần chi thể bị đè ép sẽ theo tuần hoàn trở về tim và đến các cơ quan khác.
Đảm bảo khu vực sơ cứu an toàn
Khi phát hiện nạn nhân trong sự cố, hoặc trong khu vực sập đổ, cần chú ý quan sát và đảm bảo khu vực sơ cứu an toàn cho nạn nhân và bản thân người cứu chữa. Đó phải là nơi không còn những nguy cơ bị vùi lấp, sụp đổ hoặc các yếu tố mất an toàn.
Kiểm tra đường thở
Trước tiên, cần kiểm tra đường thở của nạn nhân, loại bỏ các vật cản đường thở để khơi thông đường thở cho nạn nhân. Nếu nạn nhân thở yếu hoặc ngừng thở cần hô hấp nhân tạo miệng liên tục.
Tiến hành cầm máu
Nhiều trường hợp bị vật cứng đâm xuyên người rất nguy hiểm
Cần xem chấn thương có gây chảy máu ra ngoài không. Nếu có, cần tiến hành cầm máu nhanh chóng bằng các vật dụng y tế như bông, băng, gạc. Trong trường hợp không có sẵn dụng cụ y tế, người sơ cứu khi cần thiết có thể sử dụng khăn, vải, quần áo sạch để băng bó vết thương, ngăn chảy máu. Có thể đó là vết thương tại vùng ngực, bụng hoặc ở chi thể, nơi có động mạch đi qua.
Xử lý các chất thương gãy xương, cột sống
Theo các nghiên cứu, những trường hợp ngã từ cao hay vật bị vật nặng chèn ép sẽ có nguy cơ bị chấn thương cột sống cao gấp 10 lần so với các tai nạn khác.
Theo thống kê, chấn thương cột sống có 80% gãy vùng ngực - thắt lưng, 20% gãy vùng cổ. Sơ cứu sai cách có thể gây liệt chân, thậm chí liệt tứ chi.
Trong trường hợp này, cần giữ vùng bị thương bất động. Không cố nắn lại xương. Chèn bao cát hoặc gối nặng vào hai bên đầu bệnh nhân để cố định. Giữ cho cổ, đầu thẳng, nằm ngửa trên mặt phẳng cứng.
Có thể nẹp xương để nạn nhân đỡ đau, khi di chuyển nạn nhân không gây nguy hiểm.
Dùng hai miếng ván mỏng hoặc hai thanh tre to bản đặt sát vào hai bên tay hoặc chân bị gãy. Dùng băng hay miếng vải dài cuộn chặt hai miếng ván hay hai thanh tre vào phần chân hoặc tay bị gãy.
Phòng chống sốc
Nếu không được sơ cấp cứu kịp thời nạn nhân sẽ bị nguy hiểm đến tính mạng
Thực hiện các biện pháp phòng chống sốc, đặt nạn nhân nằm trên mặt phẳng, ủ ấm bằng chăn hoặc vải hoặc quần áo. Nâng cao chân lên cao khoảng 30 cm để cấp máu cho các cơ quan quan trọng. Không thực hiện thao tác này nếu nghi ngờ có tổn thương vùng đầu, cột sống cổ hoặc thắt lưng, vùng chi dưới.
Đưa nạn nhân về cơ sở y tế gần nhất
Việc vận chuyển nạn nhân sớm về các cơ sở y tế phải hết sức thận trọng. Tốt nhất là nhờ phương tiện và sự hỗ trợ của nhân viên y tế.
Khi di chuyển nạn nhân, tuyệt đối không dùng xe máy, xích lô, không xốc nách nạn nhân hay cõng vác. Mọi động tác như xốc, vác hay di chuyển khi chưa cố định đầu, cổ trong trường hợp này có thể khiến nạn nhân tử vong.
>> Xem thêm:Sơ cứu khi có tổn thương đứt lìa chi thể
Ảnh minh họa: Internet
Mai Hồ
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!